Monday, 25 December 2023

 

Tương quan giữa Hiến Pháp 2013 và sự thoái hóa kinh tế quốc gia


Luật sư Đào Tăng Dực

www.daotangduc.blogspot.com

 

Trong tháng 9 và tháng 12, 2013 nguyên thủ cả 2 cường quốc hàng đầu thế giới là Joe Biden của Hoa Kỳ và Tập Cận Bình của TQ đua nhau thăm viếng VN và hứa hẹn giúp VN phát triển kinh tế.

Câu hỏi đặt ra là: liệu VN có cơ hội trở thành một cường quốc kinh tế tương lai như các cơ quan báo chí quốc doanh đang đồng thanh lớn tiếng ca ngợi, và một vài bình luận gia quốc tế ngây thơ hợp xướng, hay không?

Sau khi duyệt xét tiến trình phát triển kinh tế tại các quốc gia cộng sản và các quốc gia dân chủ, trên thế giới , nhất là tại vùng Đông Á thì tôi vẫn hoàn toàn đồng ý với đại đa số bình luận gia chính trị thế giới, trong quá khứ, rằng:

Ở đâu có đảng CS thì ở đó chỉ có sự nghèo khổ, nô lệ và bất công.

Lý do cản trở phát triển kinh tế nằm nơi những yếu tố CSVN hiến định hóa trong HP 2013.

Luật hiến pháp của các quốc gia dân chủ pháp trị trên thế giới đều quy định rằng, HP là bộ luật nền tảng và những điều khoản của HP quy định những trách nhiệm, quyền lực và quyền lợi trong tương quan giữa chính quyền, xã hội dân sự và các công dân cá thể. Không có HP nào có thể được sử dụng như là một công cụ tuyên truyền vẽ vời cho một xã hội không tưởng vớ vẩn hoặc củng cố quyền lực tuyệt đối cho một cá nhân hay tập thể cá biệt nào.

Tuy nhiên HP của các quốc gia CS như VN thì không tuân thủ quy luật này.

Cụ thể là Điều 3 HP 2013 quy định:

“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Trong khi đó, hoàn cảnh thực tế của người dân là: đảng làm chủ toàn bộ tài sản, kể cả đất đai; nhân dân chỉ thuê lại của đảng; quyền con người, quyền công dân bị đàn áp dã man; so với các quốc gia với nền văn hóa Đông Á khác như CSTQ, Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản thì dân nghèo khổ, không có an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, thiếu trường học bệnh viện; nhiều cụ già và trẻ thơ bán vé số sống lây lật qua ngày.

Điều 3 hoàn toàn đi ngược với thực tế. Theo Wikipedia thì GDP đầu người của VN ở múc độ thấp, khoản $US4,000. Chỉ bằng 1/3 của CSTQ và 1/8 của các quốc gia Đông Á dân chủ như Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan. Dĩ nhiên theo thống kê của chính phủ VN. Con số thực tế có thể thập hơn nhiều vì các quốc gia CS thường thổi phồng GDP để lừa gạt nhân dân và quốc tế.

Khi Điều 3 quy định hão huyền như vậy mà các cơ quan LHQ về nhân quyền và dân quyền quan ngại, tố cáo CSVN, hoặc CSVN đàn áp bất đồng chính kiến, hoặc công an CSVN giết cụ Ngô Đình Kình tại Xã Đồng Tâm…thì cũng chẳng đi đến đâu. Lý do là vì đối với CSVN, điều 3HP không phải là một mệnh lệnh, mà chỉ là một điều khoản tuyên truyền không công cho một tập thể độc tài mà thôi.

Chúng ta có thể nhận xét ngay rằng, trong lịch sử nhân loại, trừ đảng CSVN, chưa có một tập thể cai trị nào còn một chút lương tâm và tự trọng, lại có thể hiến định hóa một điều tương tự Điều 3HP, trong khi thực tế khách quan về hoàn cảnh nhân dân tệ hại và hoàn toàn khác hẳn như thế.

Câu hỏi kế tiếp là: nếu HP 2013 quy định những yếu tố giới hạn và kiềm hãm tiềm năng kinh tế của dân tộc, thì các điều khoản nào nguy hiểm nhất cho sự phát triển kinh tế và tại sao?

Rất nhiều điều khoảng của HP 2013 kiềm hãm sự phát triển kinh tế hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên các điều sau đây quan trọng nổi bật.

Điều 4HP- về độc quyền cai trị và tôn vinh ý thức hệ Mác Lê

Điều 4HP quy định:

 

“1.Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởnglà lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

 

Khi phân tích kỹ điều 4HP, có 3 yếu tố hủy hoại nền kinh tế quốc gia.

 

Thứ nhất là yếu tố độc tài đảng trị, cấm đoán tự do kinh doanh và tự do tư tưởng, bóp chết sự sáng tạo của cải của cá nhân.

 

Thư nhì là muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của đảng, họ phải nuôi dưỡng môt đội ngũ cán bộ lên đến khoảng 5 triệu người và một lực lượng công an từ 5 đến 10 triệu người. Con số này là một bí mật quốc gia. Không một dân tộc nào có thể phát triển kinh tế mạnh nếu người đóng thuế phải cưu mang một đội ngũ các bộ và công an không sản xuất mà cỡi trên đầu cổ của nhân dân như vậy.

 

Thứ ba là đội ngũ này không những hành hạ nhân dân mà còn tham nhũng tận rang, qua những thủ tục hành chánh nhiêu khê hầu kiểm soát và tống tiền nhân dân. Chính vì thế các quốc gia CS nằm trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.

Hiến Pháp cũng minh thị cấm tư hữu đất đai qua điều 53HP.

Điều 53 quy định: 

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.  

 

Điều 54 lại quy định thêm:

 

“2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.”

 

Khi 2 điều trên kết hợp với nhau thì hậu quả là:

 

Tuy trên hình thức thì đất đai là do toàn dân sở hữu, tức không có công dân cá thể nào sở hữu cả. Đây chỉ là trò gạt con nít. Thực sự thì nhà nước, tức đảng CSVN qua điều 4HP, quản lý vĩnh viễn vô điều kiện. Công dân cá thể chỉ được quyền thuê lại đất, qua luật lệ đảng đưa ra mà thôi.

 

Nếu công dân cá thể không chịu vâng lời thì đảng hoàn toàn có thể tịch thu quyền thuê đất và cho ngủ bờ ngủ bụi bất cứ lúc nào, hoàn toàn khác với các quốc gia dân chủ, tại đó quyền sở hữa đất đai của cá nhân là tuyệt đối, được HP và pháp luật công nhận.

 

Đất đai là một tài sản quan trọng bật nhất không những tại Á Châu mà trên khắp thế giới. Chính vì thế Luật Common Law của Anh Quốc gọi đất đai là Real Property (tức là tài sản thật) vượt lên trên những tài sản khác.

 

Đảng CSVN nhất quyết làm chủ nhân ông của tài sản này, nhằm bần cùng hóa nhân dân.

 

Cộng sản là nguyên nhân của sự nghèo khổ và cơ hàn, nhưng cùng là CS mà tại sao trên bình diện kinh tế, Bắc Hàn lại thua VN, mà VN lại thua xa TQ? Thêm vào đó, thì chúng ta rút được những bài học nào hầu áp dụng thực tế cho mục tiêu dân giàu nước mạnh hay không?

 

Câu trả lời là có một số quy luật căn bản chúng ta có thể rút kinh nghiệm cho VN:

1.    Quy luật thứ nhất là: Càng kiên định ý thức hệ Mác Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng nghèo. Kiên định nhiều thì nghèo rớt mồng tơi như tại Bắc Hàn. Cởi mở một chút thì khá hơn như CSVN. Cởi mở hơn nữa thì đạt mức cao hơn như CSTQ.

2.    Quy luật thứ hai là: Đảng CS nào càng giới hạn ý thức hệ Mác Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa, chấp nhận kinh tế thị trường và tự do cá thể đến đâu thì dân đỡ nghèo đói tới đó. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của ý thức hệ Mác Lê, mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia CS giới hạn và rất khó vượt thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình từ $US4,000 đến $US12,500, hầu trở thành những quốc gia phát triển đúng nghĩa.

3.    Quy địng thứ ba là: kinh tế phát triển theo tỷ lệ thuận với thành phần kinh tế tư nhân nội địa. Thật vậy, sự phân phối hợp lý giữa các thành phần kinh tế như: nhà nước, tư bản quốc tế, kinh tế tư nhân là một yếu tố cần thiết. Sự khác biệt giữa Bắc Hàn, CSVN và CSTQ phần lớn nằm ở sự khác biệt trong quá trình phân phối này. Bắc Hàn thì khỏi nói. Chỉ có kinh tế nhà nước, hoàn toàn không có tư bản quốc tế hoặc tư nhân bản địa. CSVN thì khá hơn, có doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư bản quốc tế và thành phần kinh tế tư nhân bản địa bị giới hạn nhiều hơn. CSTQ thì ngoài doanh nghiệp nhà nước và tư bản quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân bản địa cũng được nhiều quyền rộng rãi hơn VN. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng tại sao GDP của TQ gấp 3 lần GDP VN.

4.    Quy luật thứ tư là phải nâng cấp kinh tế tư nhân nội địa như thành phần kinh tế chủ đạo, thay thế cho doanh nghiệp nhà nước. Thực tế là: Cựu quốc gia CS nào dẹp bỏ được toàn diện các đảng CS như tại Đông Âu và doanh nghiệp tư nhân trở nên thành phần kinh tế chủ đạo, thì kinh tế phồn vinh. Các quốc gia này đều vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trong thời gian hữu lý. Tính theo GDP đầu người năm 2023, chúng ta thấy Đông Đức ($US52,823), Ba Lan ($US22,393), Latvia ($US24,929), Estonia ($US 30,998), Lithuania ($US28,481), Czech ($US30,474), Slovania ($US32,350) …họ đều là những chứng minh cụ thể.

5.    Quy luật thứ năm là: Ở đây không có đảng vinh quang thì ở đó dân tộc sẽ vinh quang: Các quốc gia Đông Á, cùng một nền văn hóa và chiều dài lịch sử với VN, như Nhật Bản GDP ($US33,950), Nam Hàn ($US33,147), Đài Loan ($US32,339), vì không có các đảng CS cai trị đều là những con rồng về kinh tế, dân chủ đa nguyên, dân tộc vinh quang và không có đảng CS vinh quang, hoặc ý thức hệ Mác Lê vớ vẩn nào, để lừa gạt và nô lệ hóa họ.

 

Các đảng CS và ý thức hệ Mác Lê vớ vẩn nguy hiểm như thế thì chúng ta phải làm gì?

Hiến Pháp 2013 là một rào cản nền tảng của phát triển kinh tế cho nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, muốn trở thành một quốc gia kinh tế phát triển đúng nghĩa, toàn dân cần gấp rút:

1.    Vứt bản HP 2013 vào thùng phân thối tha của lịch sử

2.    Cùng chung ta xây dựng một nền dân chủ chân chính, qua một bản hiến pháp trên quan điểm hiến định, pháp trị và đa nguyên nghiêm chỉnh cho dân tộc.

Friday, 22 December 2023

 

Nhân chuyến công du của Tập Cận Bình, đánh giá sách lược ngoại giao cây tre của CSVN

 

LS Đào Tăng Dực

www.daotangduc.blogspot.com                                            

 

Ngoại giao cây tre theo đúng hình ảnh của loài thảo mộc này. Có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều ấy để sống còn, không một lập trường nào nhất định cả. Thuật ngữ này được TBT Nguyễn Phú Trọng chính thức hóa tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016.

Sách lược này không phải sáng kiến của Nguyễn Phú Trọng mà liên hệ mật thiết đến Ông Hồ Chí Minh và 70 năm cầm quyền của CSVN

Báo chí CSVN gần đây khoe khoang ưu điểm sách lược ngoại giao này không tiếc lời và một số bình luận gia quốc tế cũng cho rằng đây là một sách lược thông minh của CSVN, nhất là trong bối cảnh 2 nguyên thủ quốc gia nhất nhì thế giới là TT Hoa Kỳ Joe Biden và CT nước TQ Tập Cận Bình liên tiếp thăm viếng và lôi kéo Việt Nam bằng những quyền lợi hấp dẫn.

Tuy nhiên, muốn đánh giá thực tế sách lược ngoại giao cây tre này, chúng ta phải nhìn thẳng vào hậu quả khách quan của nó cho dân tộc:

1.    Cây tre là hình tượng không chỉ riêng của nền văn hóa Việt Nam mà cũng là hình tượng chung của các nền văn hóa Đông Á trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan. Chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy nằm trong quỹ đạo văn hóa và lịch sử TQ, nhưng Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan không hề áp dụng sách lược ngoại giao cây tre vớ vẩn nào cả, mà kết quả là họ có nền kinh tế họ hùng mạnh vượt trội TQ, quân lực và kỹ nghệ chế tạo vũ khí phẩm chất sánh cùng các quốc gia Tây Phương và họ không hề mất một tấc đất hay hải phận nào vào tay bá quyền TQ.

Trong khi đó, với sách lược cây tre hèn yếu này, đảng CSVN đã đang tâm nhường Hoàng Sa, một phần Trường Sa, Ải Nam Quan, nửa Thác Bản Giốc, nhiều vùng lãnh thổ và lãnh hải khác trong bí mật, ngư dân mất quyền đánh cá trên những ngư trường truyền thống và dung túng CSTQ trắng trợn xâm phạm các vùng chủ quyền kinh tế của VN tại Biển Đông.

2.    Trong tương quan kinh tế giữa 2 quốc gia, VN không những trở thành bãi thải rác sân sau cho nền kinh tế TQ, mà còn làm giàu cho CSTQ ở mức độ khó tưởng tượng. Các con số không biết nói dối, dù CSVN có ngoa ngôn xảo ngữ đến bao nhiêu. Thật vậy, đến cuối năm 2022, TQ xuất cảng sang Việt Nam khoảng $US89 tỷ trong khi VN xuất cảng $US49 tỷ, tức là dưới sách lược ngoại giao cây tre này, trong khi buôn bán với TQ, nhân dân VN tặng cho TQ $US50 tỷ mỗi năm. Những năm trước 2022 và năm 2023, nhân dân VN cũng làm giàu cho CSTQ. Tương tự, suốt 70 năm CSVN nắm quyền, con số thâm thụt cán cân thương mại với TQ có thể lên đến hằng ngàn tỷ Mỹ Kim, có thể xây dựng bao nhiêu trường học, bệnh viện và an sinh xã hội cho nhân dân. Trong khi đó, cùng một tài khóa, buôn bán với Hoa Kỳ thì Việt Nam thặng dư $US114.6 tỷ.

3.    Tại sao cùng một nền văn hóa và cùng một chiều dài lịch sử nhưng không những Việt Nam mà cả Trung Quốc, Bắc Hàn đều nghèo và chậm phát triển hơn Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và Singapore? Câu trả lời hiển nhiên là vì sự xuất hiện của các đảng CS tại 3 quốc gia bạc phước này. Ở đâu có đảng CS thì ở đó có độc tài, tham nhũng và sự nghèo khổ cơ hàn. Theo dõi báo chí lề trái, Youtube video của cá nhân, chúng ta thấy những hoàn cảnh thương tâm như nhiều em học sinh các vùng xa chia nhau ăn cơm với 2 gói mì tôm vì cán bộ địa phương tham nhũng cướp phần ăn, một bé gái 12 tuổi bán thân bất toại, bị hiếp dâm sinh em bé, sống nhờ ba mẹ nghèo khổ, nhiều em bé nhỏ xíu phải đi bán vé số nuôi thân, các cụ già tuổi tác cao phải gồng gánh buôn bán vì con cái không đủ tiền chăm sóc. Phần lớn các trường hợp trên, khi phổ biến qua các mạng xã hội, thì được các mạnh thường quân trong lẫn ngoài nước giúp đỡ. Chính quyền CSVN không quan tâm vì bận tiếp đãi Tập Cận Bình theo sách lược ngoại giao cây tre này. Nếu VN không có đảng CS thì với bàn tay và khối óc dân Việt, sự phát triển kinh tế ngang bằng Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan là một lẽ tự nhiên. Nhân dân sẽ có bảo hiểm sức khỏe và an sinh xã hội tương đương và các trường hợp thương tâm này sẽ không hiện hữu.

Sách lược ngoại giao cây tre gây nhiều hậu quả tang thương như thế cho dân tộc, nhưng tại sao CSVN vẫn bám víu sách lược này?

Câu trả lời là:

Thứ nhất, sách lược ngoại giao như cây tre cuốn theo chiều gió nhằm bảo vệ sự sống còn và quyền lợi phe nhóm của đảng, không phải của quốc gia dân tộc. Đảng luôn gắn bó mật thiết với đàn anh TQ, hầu được thiên triều tiếp tục tín nhiệm trong vai trò cai trị nhân dân Việt Nam. Các cán bộ cao cấp, nhất là trong ngành công an, thường xuyên sang TQ huấn luyện và học hỏi hầu kiểm soát và cai trị nhân dân bằng bàn tay sắt.

Thứ nhì, Đảng cố tình nới rộng kiểm soát kinh tế, chấp nhận sự đầu tư của Tây Phương, cho nhân dân dễ thở và lấy lòng báo chí và truyền thông Tây Phương. Tuy nhiên, đảng cương quyết duy trì và củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa qua các doanh nghiệp nhà nước và giới hạn nghiêm khắc sự phát triển các doanh nghiệp tư nhân bản địa.

Kết quả là chỉ còn 2 thành phần kinh tế chủ đạo. Một là các doanh nghiệp nhà nước do đảng CSVN kiểm soát và hai là các doanh nghiệp tư bản ngoại quốc vì tư bản ngoại quốc sẽ không có khả năng thách thức quyền lực chính trị của đảng, nhưng các doanh nghiệp tư nhân bản địa có thể.

Chính vì thế sách lược ngoại giao cây tre này, trong thực chất, cũng như Hiến Pháp 2013, chỉ là một thủ thuật lừa gạt nhân dân và quốc tế của CSVN, hầu bán rẻ chủ quyền dân tộc và bảo vệ đặc quyền đặc lợi của đảng mà thôi.

 

Sunday, 26 November 2023

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Luật sư Đào Tăng Dực

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc nghành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội), với hành pháp (tức chính phủ) và thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đới đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng hoặc khả năng thi hành trách nhiệm.

Hệ thống tòa án dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược và hầu như chỉ là cánh tay nối dài của đảng CSVN và công an CSVN.

Các tòa án CSVN xử án rất nặng cho các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, dân oan mất đất và kết án tử hình các bị can hình luật rất qua loa, gây đau thương cho nhân dân và cướp đi mạng sống của nhiều nghi can vô tội.

Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng.

Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sự viên tịch của một bậc chân tu Phật Giáo là Hòa Thương Thích Tuệ sỹ vào ngày 24 tháng 11, 2023 lại là dịp để chúng ta đánh giá tư cách của HT Tuệ Sỹ khi so sánh với Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình và qua đó phẩm chất của toàn bộ hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam?

Câu trả lời là HT Tuệ Sỹ cũng từng bị tòa án CSVN kết án tử hình. Mạng sống con người trên bình diện tâm linh và mạng sống một công dân cá thể trên bình diện chính trị, đều là những thực thể đáng được trân quý, bất kể giai cấp xã hội, màu da, phái tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.

Khi một tòa án gọi là “nhân dân” CSVN kết án tử hình tỳ kheo Tuệ Sỹ, Thiền Sư học giả Lê Mạnh Thát hay những tử tù có dấu hiệu oan sai như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng (chưa thì hành án), Lê Văn Mạnh (đã thi hành án) thì uy tín của hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa của CSVN hoàn toàn bị hoài nghi.

Sự phi lý cười ra nước mắt của các bản án tử hình đối với 2 vị thiền giả Phật Giáo trước cường quyền, nhất là quy cho họ tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vớ vẩn, làm toàn dân và toàn thế giới càng có thêm cơ sở để hoài nghi tính nghiêm chỉnh của các bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh và Nguyễn Văn Chưởng.

Tòa án tại các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính như Hoa Kỳ, các quốc gia Tây Phương, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan … thì xét xử trên 2 nền tảng trọng yếu: đó là chứng cớ qua các sự kiện (the facts) và yếu tố quy định luật pháp (the law). Thông thường theo hệ thống Common Law tại của Anh Quốc như Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan và Canada thì vị chánh án quyết định về luật (Judge as tribunal of law) và bồi thẩm đoàn quyết định về sự kiện (Jury as tribunal of fact). Tại các quốc gia theo hê thống Civil Code của Pháp như tại lục địa Âu Châu thì vị chánh án quyết định cả hai.

Trong cả 2 hệ thống, thì không có hệ thống nào cho phép một tòa án quyết định theo ý chí của một cá  nhân hay một chính đảng cá biệt nào cả.

Chỉ có pháp chế xã hội chủ nghĩa là kết án theo ý chí của các đảng CS liên hệ và tại Việt Nam thì theo ý chí của đảng CSVN mà thôi.

Tại sao trong tài liệu này, có nhu cầu nhắc đến và so sánh 2 nhân vật hoàn toàn khác nhau là HT Thích Tuệ Sỹ, vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và ông Nguyễn Hòa Bình, đương kim chánh án lãnh đạo Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam.

Có 2 lý do chính. Thứ nhất là cả 2 đều liên hệ đến án tử hình. HT Tuệ Sỹ thì bị hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa kết án tử hình năm 1988. Ông Nguyễn Hòa Bình thì liên hệ mật thiết đến bản án tử hình của tù nhân Hồ Duy Hải như sẽ trình bày sau.

Thứ nhì là chúng ta thử so sánh nhân phẩm và tư cách của 2 nhân vật, một vị đại diện cho Phật Giáo Việt Nam, các tù nhân lương tâm nói chung và nhân vật kia đại diện cho hệ thống tòa án của đảng CSVN.

Trước hết, HT Thích Tuệ Sỹ là một học giả, thi sĩ và một nhà nghiên cứu Phật Pháp khả kính. Tư cách và đạo đức của HT mọi người kính ngưỡng. HT chỉ hoạt động tôn giáo và không có tham vọng chính trị. Tuy nhiên vì không chịu rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất để gia nhập Giáo Hội Phật Giáo VN do đảng chủ trương mà HT bị tù cải tạo 3 năm và kết án tử hình năm 1988. Dưới áp lực của công luận và quốc tế CSVN buộc lòng phải phóng thích HT.

Theo Wikipedia thì “Ngày 1 tháng 9 năm 1998, ông được thả tự do từ trại Ba Sao–Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, ông không viết và tuyệt thực. Chính quyền đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực. Một năm sau đó, vì tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN, ông cùng với Thích Quảng Độ lại bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi

Khi nói về nhân vật Nguyễn Hòa Bình thì ông là đương kim Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam là chức vụ đứng đầu Tòa án nhân dân Tối cao. Nhiệm kỳ là 5 năm. Ông còn là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.

Ông liên hệ mật thiết với án tử hình cho Hồ Duy Hải vì các lý do sau đây chiếu theo tài liệu của Wikipedia thì đại khái:

1.    Vào năm 2011, sau khi Hồ Duy Hải bị kết án tử hình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án mặc dù có nhiều chứng cớ oan sai.

2.           Ngày 22 tháng 11 năm 2019, tân Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019

3.     Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua bỏ phiếu công khai, quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.Thành viên Hội Đồng Thẩm Phán gồm 17 người và chủ tịch Hội Đồng là thẩm phán Nguyễn Hòa Bình, người mà năm 2011, trong chức vụ viện trưởng Viên Kiểm Sát Tối Cao Nhân Dân, đã quyết định không kháng cáo vụ án này.

 

(Xin xem thêm bài của tác giả “Hồ Duy Hải và Thân Phận Người Dân Việt Nam Dưới Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa” đăng trên Blog Luật Sư Đào Tăng Dực (daotangduc.blogspot.com))

So sánh 2 nhân vật trên chúng ta rút ra các kết luận sau đây:

Như một tu sĩ và người tranh đấu cho tự do tôn giáo, HT Thích Tuệ sỹ phẩm hạnh cao, giữ đúng vai trò của mình, bất khuất trước uy vũ (tiếng Anh là Without fear or favour) một đức tính không những cần thiết cho một lãnh đạo tôn giáo mà càng cần thiết hơn cho một quan tòa.

Trong khi đó, như là nhân vật lãnh đạo ngành tư pháp của cả một quốc gia, Nguyễn Hòa Bình chỉ là một tay sai của đảng ( tiếng Anh gọi một cách khinh bỉ là party hack), đảng chỉ đâu đánh đó, làm đồ tể cho đảng hầu hưởng ơn mưa móc, hoàn toàn không có một chút tính bất khuất trước uy vũ nào.

Trên bình diện cơ chế, Ông hoàn toàn không xứng đáng cầm cân nẩy mực cho công lý vì đứng đầu ngành tư pháp mà không hề độc lập đối với lập pháp (làm luôn cả dân biểu quốc hội và nhiệm kỳ chánh án cũng chỉ 5 năm), cũng không hề độc lập đối với hành pháp (là ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp Hành Trung Ương (là một thứ siêu chính phủ điều hành chính phủ).

Thêm vào đó Đoạn 1 Điều 8 HP cũng hiến định hóa nguyên tắc Tập Trung Dân Chủ của Phong Trào Đệ Tam Quốc Tế như là nguyên tắc điều hành quốc gia. Quan điểm tập trung dân chủ vốn là một nguyên tắc của Lê Nin và một phần của nội quy các đảng cộng sản thuộc Đệ Tam Quốc Tế, buộc các cơ sở hạ tầng tuân phục các cấp trên tuyệt đối. Như vậy thì Nguyễn Hòa Bình, như chánh án Tòa Án Tối Cao Nhân Dân và ủy viên Bộ Chính Trị khi xử án phải tuân theo chỉ thị Bộ Chính Trị, các tòa án cấp dưới phải tuân theo chỉ thị của Nguyễn Hòa Bình và cứ như thế đến chánh án đảng viên cấp thấp nhất.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa như thế chỉ là một tấn tuồng cười ra nước mắt cho cả dân tộc Việt Nam.

Sư viên tịch của HT Thích Tuệ Sỹ là một mất mát lớn lao cho quốc gia, Phật Giáo, nền thi thơ và văn chương của dân tộc. Tuy nhiên trên khía cạnh pháp lý, nhất là liên hệ đến án tử hình cho các nạn nhân như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và ngay cả người quá cố Lê Văn Mạnh, sự ra đi của một nhân vật đã từng bị CSVN kết án tử hình như Hòa Thượng sẽ tập chiếu vào và góp phần đập tan tính ác của hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mong rằng cái chết của Lê Văn Mạnh sẽ không không hoàn toàn vô ý nghĩa, Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng có thể được tái xét công minh, nhân dân Việt chóng thoát ách độc tài và lời hiệu triệu “Địt mẹ tòa” của TNLT Nguyễn Văn Túc năm 2018, sẽ không còn cần thiết trong một nước Việt Nam hậu cộng sản.

 


 

Hồ Duy Hải và thân phận người dân Việt Nam dưới Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa

 18/5/2020

Luật sư Đào Tăng Dực

 

Việt Nam không phải là một quốc gia có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như các quốc gia dân chủ trên thế giới. Chính vì thế hệ thống pháp lý của Việt Nam là “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, không phải là chế độ pháp trị bình thường như tại các quốc gia dân chủ.

 

Lý do pháp chế xã hội chủ nghĩa khác biệt với chế độ pháp trị bình thường là vì sự vắng bóng của yếu tố hiến định (tức là tính tối cao của một hiến pháp nghiêm chỉnh, thay vì tính tối cao của điều lệ đảng CSVN) và sự vắng bóng của yếu tố đa nguyên (tức sự hiện diện của đối lập chính trị hầu giám sát hoạt động của đảng CSVN).

 

Sự vắng bóng của hai yếu tố này đưa đến sự lệ thuộc của hệ thống tư pháp, gồm các tòa án vào sự lãnh đạo chính trị của đảng và từ đó, thiếu yếu tính độc lập và công lý có thể bị bức tử dễ dàng.

 

Chính vì thế, không những anh Hồ Duy Hải mà bất cứ công dân Việt Nam nào khác, đứng trước vành móng ngựa của một tòa án theo pháp chế xã hội chủ nghĩa này, cũng có xác xuất chịu một số phận như nhau.

 

Tuy nhiên, lý do chúng ta chú tâm nhiều đến vụ án này, ngoài tính nghiêm trọng của nó vì liên quan đến tội cố sát và án tử hình, là vì những vi phạm không những các nguyên tắc luật pháp bình thường tại các quốc gia dân chủ, mà nó còn vi phạm ngay cả những thủ tục pháp lý của pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam nữa.

 

Trước khi phân tích và đánh giá vụ án này, chúng ta xác định các sự kiện như sau, theo Wikipedia Việt Ngữ:

 

“1. Thảm sát xảy ra ngày 13/1/08:

Tại Bưu điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong đó, hai nữ nhân viên bưu điện tên Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ.

 

2. Ngày 21 tháng 3 năm 2008, nghi phạm Hồ Duy Hải sinh năm 1985 bị bắt 

 

3. Qua hai lần xét xử sơ thẩm (năm 2008 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An) và phúc thẩm (năm 2009 tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh), Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Tuy nhiên, gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu oan.

 

4. Năm 2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án.

 

5. Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Sau đó, trước sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và quốc tế cũng như Quốc hội Việt Nam, năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

 

6. Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019

 

7. Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua bỏ phiếu công khai, quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

 

8. Đây là một vụ án có nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án như:

 

a. Thay đổi vật chứng;

b. Bỏ sót các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường;

c. Bỏ qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo 

 

9. Tuy nhiên Tòa án nhân dân tối cao nhận định những vi phạm pháp luật này không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

 

10. Tại thời điểm xảy ra vụ án, nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng đang có mối quan hệ tình cảm với ba người đàn ông: Nguyễn Mi Sol (người yêu cũ), Nguyễn Văn Nghị (người yêu mới) và một kĩ sư tên Trung (bạn mới quen). Trần Văn Chiến và Nguyễn Tuấn Anh đang theo đuổi Hồng.”

 

Thành viên Hội Đồng Thẩm Phán gồm 17 người và chủ tịch Hội Đồng là thẩm phán Nguyễn Hòa Bình, người mà năm 2011, trong chức vụ viện trưởng Viên Kiểm Sát Tối Cao Nhân Dân, đã quyết định không kháng cáo vụ án này.

 

Một các tổng quát thế giới đương đại có hai hệ thống tư pháp thịnh hành, một là hệ thống tư pháp phát xuất từ Anh Quốc theo truyền thống Common Law căn cứ nhiều trên án lệ và hai là hệ thống phát xuất từ Pháp gọi là Code Napoleon hay Civil Code, chịu ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, căn cứ nhiều trên luật thành văn.

 

Hệ thống luật pháp Cộng Sản tuy gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa, và không còn yếu tố độc lập và vô tư của Civil code hiện hành tại Pháp hoặc phần lớn các quốc gia lục địa Âu Châu, nhưng chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ và qua Liên Xô cũ, chịu ảnh hưởng của Civil Code nhiều hơn.

 

Tuy nhiên cả Common Law (Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan…) lẫn Civil Code (Pháp, các nước lục địa Âu Châu, các cựu thuộc địa các quốc gia trên) đều tôn trọng những nguyên tắc nền tảng sau đây:

 

1. Các khái niệm giả định vô tội (presumption of innocence) và trách nhiệm chứng minh (onus of proof):

 

Một bị cáo tự thể được giả định là vô tội (presumption of innocence) và trách nhiệm chứng minh (onus of proof) một bị cáo có tội hầu kết án về hình sự là trách nhiệm của Công Tố Viện (Prosecutor’s Office), trong trường hợp của Việt Nam là Viện Kiểm Sát Tối Cao Nhân Dân, không phải trách nhiệm của bị cáo.

 

Tuy bị cáo có thể nêu ra chứng cớ phản bác những chứng cớ của Viện Kiểm Sát và chứng minh sự vô tội của mình, nhưng chỉ cần VKS bày tỏ nghi vấn về phẩm chất của chứng cứ đã trình tòa, hoặc minh thị rút lại chứng cứ, thì nguyên tắc “giả định vô tội” lập tức được kích hoạt và tòa án không còn sự chọn lựa nào ngoài hủy án, tái xét hoặc tha bổng cho bị cáo.

 

Trong trường hợp của HDH, một khi vào “ngày 22 tháng 11 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019” thì điều này chứng minh có nhiều khiếm khuyết về phẩm chất cũng như số lượng chứng cứ đưa đến việc kết án,và Ông Nguyễn Hòa Bình cũng như 16 vị thẩm phán TANDTC còn lại không có sự chọn lựa nào ngoài chấp nhận kháng nghị của VKS, hủy bỏ bản án, tái điều tra và tái xử hoặc tuyên bố HDH vô tội.

 

 

2. Cấp độ chứng minh (standard of proof):

 

Vấn đề chứng cứ trong một phiên tòa, dù là những phiên tòa dân sự hay hình sự cũng vô cùng quan trọng, nhất là về hình sự thì lại càng nghiêm khắc hơn.

Phiên xử HDH cho thấy nhiều khuyết điểm về chứng cứ như:

a. Thay đổi vật chứng;

b. Bỏ sót các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường;

c. Bỏ qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo 

 

Trong hệ thống hình sự Common Law có 2 cấp độ chứng cứ rõ rệt trước khi tòa tuyên phán. Cấp độ chứng minh trong các phiên tranh tụng dân sự là “có xác xuất phải chăng” (On the balance of probability) có thể đồng nghĩa với xác xuất một sự kiện xảy ra trên 50% là thắng kiện. Tuy nhiên trong một phiên tòa hình sự thì cấp độ chứng minh phải là “Không còn lý do chính đáng để nghi ngờ” (Beyond Reasonable Doubt) có nghĩa một người phải chăng (reasonable person) không còn lý do để nghi ngờ tội phạm của một bị cáo. Hầu như xác xuất là 90% hay hơn nữa.

Hệ  thống tư pháp Civil Code tại Pháp và Âu Châu khác với Anh Quốc và Hoa Kỳ ở điểm then chốt này. Trong cả dân sự lẫn hình sự, cơ quan hoặc cá nhân trách nhiệm phải thuyết phục quan tòa đến mức độ quan tòa đạt đến một “sự thuyết phục thâm tâm” (intime conviction) trước khi phán quyết.  Ý niệm “thuyết phục thâm tâm” này buộc quan tòa phải xét đến tất cả mọi chứng cứ từ lời nói, văn kiện, khoa học, tâm lý v.v…và quyết định trong khi ý thức hoàn toàn tính chủ quan của chính vị thẩm phán.

Tuy về dân sự, cấp độ quan tòa phán xét một vụ tranh chấp căn cứ trên nguyên tắc “sự nổi bật của chứng cứ” (preponderance des preuves). Nhưng sự nổi bật của chứng cứ này không phải tương xứng với ý niệm “có xác xuất phải chăng” trong Common Law mà đòi hỏi một cấp bực chứng cứ tương đối cao hơn. Chính vì thế tranh tụng về dân sự tại Pháp đòi hỏi nhiều chứng cứ hiển nhiên hơn tại Anh hay Hoa Kỳ như giao kèo thành văn chẳng hạn.

 

Trong khi đó, trong một phiên xử hình sự, tuy mức độ “thuyết phục thâm tâm” áp dụng, nhưng dĩ nhiên vì hình sự liên hệ đến sự tự do và đôi khi tính mạng của một công dân nên, trong thực tế, yếu tố “nổi bật của chứng cứ” sẽ cao hơn và tương tự với “beyond reasonable doubt”.

 

Chính vì thế trong trường hợp của HDH, nếu đứng trước một pháp đình nghiêm chỉnh trong truyền thống Common Law lẫn Civil Code, HDH đều vô tội vì những chứng cứ nhiều khuyết điểm như thế sẽ không đủ sức thuyết phục một Bồi Thẩm Đoàn “beyond reasonable doubt” tại Anh Quốc hay Hoa Kỳ và cũng sẽ không thể thuyết phục một Thẩm Phán hay Thẩm Phán Đoàn tại Pháp đến mức độ “intime conviction” và HDH sẽ được tuyên bố vô tội tại cả 2 pháp đình.

 

Thêm vào đó, vì cấp độ chứng minh của cả 2 khái niệm “beyond reasonable doubt” hoặc “intime conviction” trong án hình sự rất cao, nên sự hiện hữu của những nghi can khác (như Nguyễn Mi Sol (người yêu cũ), Nguyễn Văn Nghị (người yêu mới) và một kĩ sư tên Trung (bạn mới quen). Trần Văn Chiến và Nguyễn Tuấn Anh đang theo đuổi Hồng.) hầu như chắc chắn sẽ làm các vị thẩm phán vô cùng nghi ngờ phẩm chất các chứng cớ về tính tội phạm (criminality) của HDH và xác xuất trắng án của bị cáo lại càng cao hơn nữa.

 

3. Khái niệm xung đột quyền lợi (conflict of interests)

 

Đây là một khái niệm then chốt của công lý nhân loại đương đại, phát xuất từ một phiên tòa tại Anh Quốc năm 1924 và xuất xứ của một câu châm ngôn lừng danh trong  giới luật sư và thẩm phán thời đại.

Đó là câu:

“Justice must not only be done, but must be seen to be done” dịch ra tiếng Việt là “Công lý không những phải được thực thi, mà phải làm sao cho mọi người nhìn thấy nó được thực thi” của Chánh Thẩm Phán Lord Chief Justice Hewart trong phiên xử R v Sessex Justices, ex parte McCarthy, năm 1924.

Phiên xử này quy định những nguyên tắc nền tảng liên hệ đến tính vô tư và sự vắng mặt cần thiết của các thẩm phán khi có xung đột quyền lợi.

Chính vì thế TP Nguyễn Hòa Bình và 16 vị Thẩm Phán trong phiên xử HDH cần học hỏi phiên xử này.

Theo Wikipedia Anh Ngữ, thì phiên xử được tóm lược như sau:

“Năm 1923 một người đi xe gắn máy là McCarthy dính vào một tai nạn xe cộ và bị truy tố trước tòa về tội lái xe gây nguy hiểm (dangerous driving). Cả bị cáo lẫn luật sư của ông đều không biết thư ký của các chánh án là thành viên của một cong ty luật đại diện trong một phiên xử dân sự chống lại McCarthy đòi bồi thường thiệt hại liên hệ tới tai nạn xe cộ này. Các quan tòa kết tội McCarthy sau đó. Sau khi biết được quan hệ trên của thư ký này thì McCarthy kháng cáo yêu cầu hủy án. Các quan tòa nộp một văn kiện hữu thệ xác định họ đã phán quyết kết án bị cáo nhưng không hề tham khảo người thư ký này”.

 

Theo chánh thẩm phán Lord Chief Justice Hewart này thì tuy các thẩm phán xử án thực sự vô tư, nhưng chỉ cần hình thức bề ngoài có vẻ không vô tư thì công lý đã không được thực thi rồi.

 

Chính vì thế ngài đã phải hủy bản kết án và phán xét này đã đi vào lịch sử.

 

Khi nguyên tắc này áp dụng cho HDH thì 2 sự kiện:

 

a. Một là ông Nguyễn Hòa Bình vào năm 2011 làm  Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàđã quyết định không kháng nghị vụ án và

 

b. Hai là ông ngang nhiên trở thành Chánh Thẩm Phán trong phiên xử ngày 8 tháng 5, 2020

 

đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc xung đột quyền lợi (conflict of interests) vô cùng hiển nhiên và cũng vì thế sự phán xét của tòa bị hoen ố toàn diện khi ông làm chánh thẩm.

 

4. Tương quan nghiêm chỉnh giữa Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) và Bộ Luật Hình Sự (BLHS).

 

Một trong những lập luận rất lạ lùng của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao là  những vi phạm pháp luật liên hệ đến Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, khi truy tìm chứng cứ của Công An không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

.

Khi lập luận như thế 17 vị thẩm phán này đã lập luận không phải như những luật gia, mà như những đảng viên trung kiên của ý thức hệ Mác Lê.

 

Trong khi tương quan giữa BLTTHS và BLHS không những là một tương quan có tính phương tiện và cứu cánh (means and end), mà kèm theo đó là một tương quan có tính nhân quả (cause and effect).

 

Một mặt BLTTHS cần phải được tuân thủ nghiêm cẩn hầu bảo đảm phẩm chất của chứng cớ (phương tiện) và đạt đến mục tiêu công lý của BLHS (cứu cánh).

 

Mặt khác nếu không có chứng cớ phẩm chất cao qua tuân thủ BLTTHS (nguyên nhân) thì công lý như quy định trong BLHS sẽ không được thực thi (hậu quả).

 

Không những trong chế độ pháp trị dân chủ chân chính mà ngay cả dưới chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, nguyên tắc này phải được mọi luật gia đả thông.

 

Chính vì thế, điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định:  “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. 

 

Lập luận nêu trên của 17 vị thẩm phán là lập luận cố hữu của các đảng viên CS giáo điều tức “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

 

Vì họ đã cả quyết HDH là có tội thì BLTTHS chỉ là một phương tiện, nếu không cần thiết thì vứt đi, vì mục tiêu đã đạt được.

 

Câu hỏi chúng ta đặt ra là:

 

Tại sao những quan tòa tối cao của đất nước lại có thể quan niệm về luật pháp lạ lùng như thế?

 

Câu trả lời đơn giản là dưới trật tự chính trị Mác Lê và pháp chế xã hội chủ nghĩa, các thẩm phán, thay vì là những luật gia uyên bác và vô tư thì chỉ là những đảng viên thuộc các phe nhóm, được gài ghép vào những vị trí hầu ban thưởng hoặc củng cố quyền lực, hoàn toàn không đủ phẩm chất của những thẩm phán nghiêm chỉnh như tại các quốc gia pháp trị nghiêm minh.

Ngay cả trong trường hợp Hồ Duy Hải được tái thẩm đúng theo công lý hoặc phán xét vô tội, thì số phận của nhân dân Việt vẫn không được cải thiện, trừ khi một hệ thống pháp lý nghiêm chỉnh được hình thành tại Việt Nam trong phạm trù của một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.