PHÊ BÌNH Hiến Pháp 2013 của Việt Nam
LUẬ T SƯ ĐÀO TĂNG DỰC
https://drive.google.com/file/d/1YPtJN95sn-ruSzy0aViLnGJSyVVfPjlX/view?usp=drive_link
Ấn bản
2024
Hiến pháp là luật nền tảng hay nôm na là luật mẹ của tất cả mọi luật pháp trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên. Chính vì thế một quốc gia dân chủ chân chính cần phải có một hiến pháp nghiêm chỉnh, một mặt bảo vệ những nhân quyền căn bản của công dân cá thể, mặt khác xây dựng một guồng máy chính quyền ổn định hầu lèo lái con thuyền quốc gia. Hiến pháp cũng phải dung hòa giữa thực tại căn bản của xã hội. Đó là chính quyền bên này và xã hội dân sự bên kia. Bản Hiến pháp 2013 của CSVN có nhiều khuyết điểm quan trọng và chúng ta cần thảo luận để góp phần cho công tác xây dựng một bản hiến pháp dân chủ chân chính cho giai đoạn hậu cộng sản.
Ấn bản đầu tiên của sách này ra mắt vào năm 2014. Sau 10 năm, Hiến pháp
này đã đưa đến nhiều bất công xã hội, trì trệ tiến trình dân chủ hóa và phát
triển kinh tế quốc gia. Ấn bản 2014 có nhiều khía cạnh chưa đầy đủ và tác giả
hy vọng bổ sung trong ấn bản 2024 này.
Lời
cảnh báo:
Một quy luật bình thường là khi đến với
hiến pháp của các quốc gia, chúng ta có khuynh hướng tôn kính. Đây là những văn
kiện kết tinh những giá trị văn hóa, di sản trí tuệ và thuần phong mỹ tục của
quốc gia trở thành một bộ luật nền tảng, trên đó quốc gia đặt nền móng và dẫn
dắt dân tộc đó trong thế giới phong ba này.
Và chúng ta sẽ thất vọng ê chề bởi Hiến
Pháp 2013 của Việt Nam. Hiến pháp này loại bỏ những giá trị văn hóa căn bản của
Việt Nam.
Hiến pháp này không có nội dung trí tuệ. Nó
ruồng bỏ những truyền thống cao đẹp mà dân tộc đã bồi đắp qua nhiều thiên niên
kỷ và thay thế bằng những khẩu hiệu mang tính ý thức hệ nghịch chiều với sự
phân tích của trí năng.
Muốn hiểu được văn kiện lạ lùng này, người
đọc phải vô cùng kiên nhẫn và cương quyết không bỏ cuộc vì tính cả vú lấp miệng
em của ngôn từ. Mặc dầu ý nghĩa đằng sau ngôn từ đáng bị nghi ngờ, nhưng chủ ý
của những kẻ viết lên hiến pháp thì vô cùng rõ ràng.
Những người chấp bút cố tình pha trộn thực
tại và thiên đường mơ ước để từ đó tạo ra sự lẫn lộn trong tâm trí của người
đọc và làm tê liệt khả năng phê phán của họ trong tiến trình đó. Như thế đảng
CSVN có hoàn toàn tự do để xâm phạm những quyền căn bản viết trong hiến pháp.
Tuy nhiên, một khi độc giả quyết tâm vượt
lên trên bức tường ngôn ngữ dày đặc thì âm mưu của những kẻ chấp bút và quan
trọng hơn nữa, những khuyết điểm của một bản hiến pháp như thế, hiện nguyên
hình trước mắt mọi người.
No comments:
Post a Comment