Friday, 26 September 2014

Vai trò quân đội trong một chế độ dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên - Đào Tăng Dực

Vai trò quân đội trong một chế độ dân chủ
hiến định, pháp trị và đa nguyên
Đào Tăng Dực
31/3/13

Trong các quốc gia dân chủ chân chính, những quân nhân khả kính thường được xã hội tôn vinh, trao các giải thưởng hoặc tước vị, như những gương mẫu cho các thế hệ kế thừa noi theo. Lý do vì các quân nhân này, một đời hy sinh cho dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Thêm vào đó, họ đứng bên trên và bên ngoài các tranh chấp quyền lực chính trị bình thường trong một thể chế dân chủ đa nguyên.
Câu hỏi cho dân tộc Việt Nam, đứng trước ngưỡng cữa một cuộc chuyển mình lịch sử trong thế kỷ 21 là: vai trò của quân đội Việt Nam là gì?
Muốn trả lời câu hỏi nghiêm chỉnh, chúng ta phải duyệt lại lịch sử hình thành quân đội các dân tộc trên thế giới.
Vào thủa bình minh của nhân loại đến thời bộ lạc, chưa có quân đội theo ý nghĩa hiện đại. Quân đội chỉ được hình thành vào thời kỳ phong kiến và quân chủ chuyên chế. Trong giai đoạn phong kiến, quân đội là công cụ riêng của một lãnh chúa. Bước sang chế độ quân chủ, quân đội tuy trên nguyên tắc, không phải là của riêng một vị quân vương, nhưng trên thực tế, quân đội trung thành với một triều đại và vị quân vương là đỉnh cao của triều đại.
Lịch sử loài người cho thấy, nền quân chủ xa xưa chuyên quyền, cướp đi những nhân quyền căn bản của công dân, tạo nhiều bất công xã hội. Các tư tưởng cách mạng thay nhau nổi dậy và đưa đến sự cáo chung của phong kiến cũng như vương quyền độc đoán.
Tuy nhiên chỉ có một nửa nhân loại thực sự có may mắn khai mở nền dân chủ chân chính. Đó là thế giới tự do. Nửa còn lại của nhân loại thực sự thay đổi vương quyền chuyên chế bằng một thứ triều đình khắc nghiệt và tệ hại hơn. Đó là thế giới cộng sản.
Thế giới tự do chủ trương dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập và kinh tế thị trường. Thế giới CS chủ trương độc đảng, toàn trị và kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh hôm nay là hai thế giới tự do và cộng sản còn chủ trương khác nhau rõ rệt trong tương quan đối với quân đội.
Tại Hoa Kỳ, vị tổng thống thứ 3 là Thomas Jefferson đã từng khẳng định như sau về tương quan giữa nhà nước và quân đội:
“ Những kẻ độc tài thường sử dụng quân đội để cai trị và cùm kẹp nhân dân. Sự hiện diện của quân đội như thế là một sự đe dọa cho hòa bình và sự ổn định của một chế độ cộng hòa và quyền lợi quốc gia...Điều then chốt là quân đội phải phục tùng (một chính quyền) dân sự”
Ông nói rõ thêm trong bài diễn văn nhậm chức năm 1801:

“Tính tối cao của chính quyền dân sự đối với quân đội là một trong những nguyên tắc căn bản của nhà nước chúng ta, và từ đó trở thành một nền móng của chính quyền”.

Chúng ta cần phải nhớ rằng vào thời điểm đó, Hoa Kỳ là một quốc gia tân lập, vừa vượt thoát khỏi sự kiểm soát của Đế Chế Anh Quốc, qua một cuộc chiến khốc liệt. Toàn dân Hoa Kỳ đang ước nguyện xây dựng một chính quyền dân chủ trên căn bản tam quyền phân lập của triết gia Pháp Montesquieu.

Hơn một thế kỷ sau, vào năm 1917, Nga Sô, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Illitch Lenin cũng góp phần đạp đổ đế chế Nga Hoàng Nicholas II. Tuy nhiên Lenin chủ trương muốn đạp đổ một chế độ độc tài xây dựng trên bạo lực như Nga Hoàng, cần phải xây dựng một bộ máy độc tài, có khả năng sử dụng bạo lực lớn lao hơn.
Lenin cũng ý thức được nhu cầu kiểm soát quân đội, nhưng không qua những nguyên tắc pháp trị như Thomas Jefferson, mà lại qua một hệ thống mật vụ toàn trị. Hệ thống mật vụ này có quyền hành quyết ngay cả những tướng lãnh cấp cao nếu xét thấp bất trung với đảng.
Từ ý niệm kiểm soát quân đội này phát xuất hệ thống ủy viên chính trị trong các đơn vị Hồng Quân Liên Sô, Giải Phóng Quân Trung Quốc và Quân Đội Nhân Dân CS Việt Nam. Câu nói bất hủ của Mao Trạch Đông thể hiện quan điểm này. Đó là “Đảng phải điều khiển quân đội và không bao giờ đảng cho phép quân đội điều khiển đảng”.

Dĩ nhiên có khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Liên Sô.
Thomas Jefferson thuộc đảng Anti-Federalist, đối lập với đảng Federalist do Alexander Hamilton chủ trương. Tuy nhiên cả Hamilton lẫn Jefferson đều chủ trương đa đảng và không chấp nhận quan niệm tận diệt đối lập. Thêm vào đó, họ đều chấp nhận chủ trương quân đội phục tùng chính quyền dân sự, do dân chúng bầu lên, bất kể chính quyền thuộc đảng phái hay cá nhân nào.

Trong khi đó, tại Nga Sô Lenin chủ trương tiêu diệt và tàn sát tất cả các đảng phái và nhân sĩ đối lập. Ông cũng chủ trương quân đội do đảng lập ra và chỉ trung thành với đảng, không nhất thiết với tổ quốc. Từ đó, quân đội các quốc gia CS trở thàng tài sản riêng của các đảng liên hệ. Đảng, như một vương triều cổ xưa đầy quyền lực, sử dụng quân đội để đàn áp đối lập và nhân dân, hầu bảo vệ đế chế và quyền lợi.

Đúng như lời tiên đoán của Thomas Jefferson:
“Những kẻ độc tài thường sử dụng quân đội để cai trị và cùm kẹp nhân dân”

Từ những tư tưởng đầu tiên của Thomas Jefferson, quân đội tại các quốc gia dân chủ luôn đứng bên ngoài các tranh chấp chính trị đảng phái và chấp nhận vai trò cao cả là bảo vệ và trung thành với tổ quốc.
Trong khi đó, quân đội tại các quốc gia độc tài, trong đó có độc tài CS, thì trở thành những công cụ bảo vệ cho những quan lại tham ô đàn áp dân lành.
Với cuộc cách mạng tin học, quan niệm phi chính trị hóa quân đội để các quân nhân trở về với nhiệm vụ cao cả là bảo vệ biên cương và tổ quốc, đã xâm nhập mọi tầng lớp quân nhân Việt Nam.
CSVN vô cùng hoảng sợ trước diễn biến. Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ thuộc Viện Chiến Lược Quốc Phòng VN tuyên bố “Phi chính trị hóa thì quân đội chỉ là một thứ rô bô vũ lực, chỉ đâu đánh đấy, không có đầu óc...” Như thế hóa ra chỉ có quân đội CSVN, CSTQ và CS Bắc Hàn là có đầu óc, còn quân đội các nước dân chủ văn minh đều thiếu thông minh hay sao?
Đây rõ ràng là một lập luận cưỡng từ đoạt lý của một tập đoàn trong cơn tuyệt vọng. Các chỉ dẫn khách quan đều chứng minh ngược lại.

Dĩ nhiên quân đội của mọi quốc gia đều phát xuất từ nhân dân. Ý dân cũng là ý trời. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Trước thái độ ngoan cố của đảng CS, một trách nhiệm quan trọng nữa của người quân nhân Việt Nam chân chính, trước khi trở về với trách nhiệm trung thành với tổ quốc, là phải sử dụng vũ khí trong tay, tiêu diệt tham ô, đạp đổ bạo quyền, góp phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc Việt Nam.



Dân chủ và đấu tranh tư tưởng - Đào Tăng Dực

Dân chủ và đấu tranh tư tưởng
Đào Tăng Dực
Thứ Tư ngày 26 tháng 6 vừa qua là một biến cố đáng ghi nhớ trong lịch sử chính trị Australia. Khi phân tách những động lực căn bản của biến cố này, chúng ta sẽ ý thức được sự khác biệt trong sự vận hành giữa một nền dân chủ chân chính và một chế độ độc tài như Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ hiểu thêm tại sao dân chủ lại đem lại thăng hoa và phát triển. Trong khi đó độc tài đem lại sự thoái hóa và lạc hậu.
Trên bình diện sự kiện, biến cố này có lịch sử như sau:
Năm 2007, Ông Kevin Rudd, lúc đó là Lãnh Tụ Đối Lập thuộc đảng Lao Động đã toàn thắng Liên Đảng Tự Do- Quốc Gia trong cuộc tổng tuyển cử. Theo quốc hội chế, đảng Lao Động chiếm đa số trong quốc hội và được tổng toàn quyền đại diện cho Nữ Hoàng Elizabeth II yêu cầu đứng ra thành lập chính quyền. Lãnh tụ đảng Kevin Rudd tuyên thệ thành thủ tướng.
Như nhiều quốc gia dân chủ khác, Australia có một nền báo chí tư nhân hùng mạnh, đứng ngoài vòng kiềm tỏa của các cơ chế chính trị hoặc đảng phái. Ngoài ra còn có những cơ chế tư nhân thường xuyên cung cấp cho giới truyền thông kết quả những cuộc thăm dò ý dân, sử dụng khoa học thống kê rất chính xác.
Vào năm 2009, nhiều cuộc thăm dò cử tri cho thấy Kevin Rudd mất khá nhiều sự tín nhiệm. Nhiệm kỳ của quốc hội là 3 năm. Kevin Rudd và phe nhóm của ông trong đảng lập luận rằng: vẫn còn một năm nữa để vận động sự ủng hộ của quần chúng để thắng cử vào năm 2010. Tuy nhiên đối thủ của ông trong đảng, nhất là thành phần đến từ các nghiệp đoàn, dưới sự lãnh đạo của bà Julia Gillard đã tranh thủ được đa số dân biểu trong đảng Lao Động. Kết quả là Kevin Rudd đã bị chính đảng của ông yêu cầu từ chức, nhường ghế lãnh tụ đảng, cũng như chức vụ thủ tướng cho bà Julia Gillard.
Nhiều người dân đã bầu cho đảng Lao Động năm 2007 cảm thấy vô cùng phẫn nộ vì người thủ tướng mà họ gián tiếp bầu lên, bị đảng Lao Động truất phế.
Một phần cũng vì lý do này, trong cuộc tổng tuyển cử 2010, đảng Lao Động, dưới sự lãnh đạo của bà Julia Gillard, không đạt được đa số tuyệt đối. Lao Động phải thương thuyết và liên kết với 1 dân biểu đảng Xanh và 3 dân biểu độc lập mới được đa số thành lập chính quyền. Bà Julia Gillard trở thành thủ tướng một chính quyền thiểu số (minority government).
Kevin Rudd nhiều lần muốn trở lại ghế thủ tướng. Vào tháng 2 năm 2012 Ông đã thách thức bà Julia Gillard trong đảng để giành lại chức lãnh tụ và đã thất bại. Vào đầu năm nay, tuy ông không chính thức tranh chức này trong nội bộ đảng, nhưng những dân biểu ủng hộ ông tổ chức một thách thức nội bộ và thất bại.
Tuy nhiên từ khi bà Julia Gillard công bố ngày tổng tuyển cử sắp đến là 14 thắng 9 năm nay, các cuộc thăm dò cử tri cho thấy, nếu đảng Lao Động tiếp tục dưới sự lãnh đạo của bà thì sẽ thảm bại trong cuộc tổng tuyển cử. Liên đảng Tự Do- Quốc Gia dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ đối lập Tony Abbott dẫn đầu Lao Động từ 14 đến 16 % cử tri ủng hộ. Các cuộc thăm dò này cũng cho biết, nếu Kevin Rudd lãnh đạo thì thế cân bằng sẽ vãn hồi và Lao Động không những không thất bại trầm trọng mà còn có cơ hội thắng cử.
Cử tri cũng tin tưởng Kevin Rudd trong chức vụ thủ tướng hơn Julia Gillard và Tony Abbott.
Đứng trước tình trạng này, Lao Động trở nên lủng củng vì những tin đồn chia rẽ nội bộ giữa các phe Kevin Rudd và Julia Gillard. Để giải quyết dứt khoát vấn nạn này hầu chú tâm vào cuộc tuyển cử sắp đến, thủ tướng Julia Gillard đã tổ chức một tuyển cử nội bộ để bầu lại chức lãnh tụ đảng.
Kết quả ngày 26 tháng 6, Kevin Rudd thắng Julia Gillard 57 phiếu trên 45 phiếu. Kevin Rudd trở lại chức vụ lãnh tụ đảng Lao Động và ngày hôm sau, theo đề nghị của thủ tướng từ nhiệm Julia Gillard, Kevin Rudd được nữ tổng toàn quyền Quentin Bryce bổ nhiệm vào chức thủ tướng Australia lần thứ nhì.
Vì sao Julia Gillard bị chính đảng Lao Động lật đổ?
Tại sao dân chủ có thể đưa đất nước đi lên trong khi độc tài nhận chìm dân tộc?
Trước hết, trong một chế độ dân chủ như Australia, không bao giờ có những tấn tuồng trơ trẽn và buồn cười như một đảng phái chính trị được 90% hay hơn dân chúng ủng hộ theo kiểu CSVN. Trong một cuộc tổng tuyển cử công khai và công bằng thật sự, một vài phần trăm khác biệt cử tri ủng hộ đã có tính quyết định rồi. Chính vì thế, khi các cuộc thăm dò cử tri cho thấy, đảng Lao Động, dưới sự lãnh đạo của Julia Gillard bị thua từ 14 đến 16%, thì báo chí và dân chúng rất lo ngại cho sự ổn định của nền dân chủ quốc gia.
Người dân ý thức rằng dân chủ chỉ thực sự bền vững nếu có sự hiện hữu của một đối lập mạnh. Vì đấu tranh chính trị trong bản chất vốn là đấu tranh tư tưởng. Tuy nhiên muốn đấu tranh tư tưởng đúng nghĩa thì cuộc đấu tranh phải mang tính bình đẳng lực lượng giữa hai đối thủ có thực lực. Nếu chỉ có một chính quyền mạnh và một đối lập quá yếu, thì phẩm chất của cuộc tranh luận tư tưởng chính trị sẽ nghèo nàn hơn, và các chính sách quốc gia sẽ thiếu tư duy sáng tạo. Trong tình huống đó, nếu bà Gillard tiếp tục làm thủ tướng, hầu như chắc chắn đảng Lao Động sẽ thất bại nặng nề, Liên Đảng Tự Do-Quốc Gia sẽ lên nắm quyền và Lao Động như là một chính đảng đối lập sẽ chỉ là một đảng đố lập yếu kém vì số ghế trong quốc hội chẳng còn bao nhiêu.
Ngoài sự hiện hữu của một đối lập có thực chất, những cuộc tranh cử công khai và công bằng, với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị với những chính sách thể hiện nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, là một điều kiện ắc có để các nền dân chủ nói chung và Úc nói riêng tiếp tục trường tồn.
Tân thủ tướng Kevin Rudd có thể sẽ chọn một ngày tổng tuyển cử khác với ngày 14 tháng 9 do Julia Gillard đưa ra. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này chắc chắn sẽ là một cuộc tương tranh tư tưởng cân bằng thực sự. Đảng Lao Động đã không còn “dưới cơ” Liên Đảng đối lập Tự Do-Quốc Gia quá nhiều và phẩm chất của đấu tranh tư tưởng trong các chính sách được nâng cao.
Sự khác biệt căn bản giữa các quốc gia dân chủ đa nguyên chân chính và Việt Nam là: Từ khi đảng CS cướp chính quyền, mọi đấu tranh tư tưởng đều triệt tiêu. Mọi tư duy và sáng tạo để đưa dân tộc đi lên đều bị bóp chết trong trứng nước vì quyền lợi phe nhóm. Kết quả là dân tộc chúng ta đã đắm chìm trong ô nhục.
Trong chiều hướng đấu tranh tư tưởng mãnh liệt để đưa dân tộc đi lên này, đảng CSVN cần phải triệt tiêu hầu dân tộc Việt được tái sinh.
Tư tưởng gia người Pháp là Bertrand De Jouvenel tuyên bố: “Ý thức hệ giáo đều cần phải triệt tiêu hầu cho tư tưởng được tái sinh”. Ý Thức Hệ Mác- Lê đã bóp chết tư tưởng tại Việt Nam và tại các quốc gia CS khác. Đã đến lúc CSVN cần phải cáo chung để tư tưởng dân chủ đa nguyên hồi sinh hầu tái xây dựng đất nước và con người Việt nam.

Đào Tăng Dực

29/6/13

Cộng Sản Việt Nam một con cờ hiểm độc Của Cộng Sản Trung Quốc - Đào Tăng Dực

Cộng Sản Việt Nam một con cờ hiểm độc
Của
Cộng Sản Trung Quốc
Đào Tăng Dực
17/3/2014
Đứng trước những sự thật phũ phàn trong tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều người Việt yêu nước tự đặc câu hỏi: Tại sao đảng CSVN có thể gian manh với toàn dân, nhưng khi đối diện với đảng CSTQ thì lại ngu ngơ hèn hạ như thế?
Câu trả lời vốn nằm trong lời phát biểu của của Trung Tướng Trung Quốc Lưu Á Châu, tháng 9 năm 2011, phê bình nặng nề những yếu tố tiêu cực của văn hóa truyền thống Trung Hoa và ca ngợi nền văn minh Hoa Kỳ. Phần lớn các bình luận gia cho rằng Lưu Á Châu là một lãnh đạo cấp tiến của Trung Quốc và sự kiện ông được quyền công khai phát biểu như trên phần nào nói lên khía cạnh cởi mở của nền chính trị Trung Hoa.
Mỗi người chúng ta đều có thể đồng quan điểm hay bất đồng quan điểm với Tướng Lưu Á Châu trên một hay nhiều phương diện. Tuy nhiên có một nhận xét của ông, liên hệ đến Việt Nam và chúng ta cần lưu tâm.
Ông Trung Tướng này tuyên bố xanh rờn như sau:
“Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel nói Trung Quốc không có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào.”
Khi ông tướng này tuyên bố như thế, dĩ nhiên nhiều học gỉa TQ không đồng ý. Họ không biết phải lý giải làm sao với di sản tinh thần của quý ông Khổng Tử (Thuyết Đức Trị), Lão Tử (thuyết Vô Vi), Mặc Tử (thuyết Kiêm Ái) và Tuân Tử (thuyết Pháp Trị). Họ cũng không biết bỏ đi đâu tư tưởng của quý ông Tôn Dật Tiên, Mao Trạch Đông hoặc Đặng Tiểu Bình mà chính đảng CSTQ đang tôn sùng.
Tại sao tuyên bố như thế mà ông tướng này chưa vào tù? Lý do là vì thế lực của ông trong đảng rất lớn. Ông là chính ủy Đại Học Quốc Phòng TQ và con rể của nguyên chủ tịch nước Lý Tiên Niệm. Đảng CSTQ cũng tự tin và viễn kiến hơn CSVN rất nhiều. Ngay từ những ngày đầu phục chức và tiến hành cải cách kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã dự phóng một tiến trình dân chủ hóa tiệm tiến cho Trung Hoa.
Chính vì thế Lưu Á Châu đã tự tin viết thêm:
“Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi…”
Tuy nhiên có một sự thật mà họ Lưu đã nêu ra và người Việt Nam cần quan tâm. Đó là Trung Hoa có rất nhiều nhà mưu lược thâm hiểm.
Theo sự phân tách của họ Lưu, khi Đặng Tiểu Bình xua quân xâm chiếm Việt Nam năm 1979 thì họ Đặng có 2 mục tiêu chiến lược chính. Một là dùng uy lực quân sự để kiểm sóat những sự chống đối của bè đảng tứ nhân bang bên trong. Hai là để mua lòng Hoa Kỳ như là đối tác và nguồn ngọai tệ đầu tư quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế trước mắt. Lúc đó Hoa Kỳ vừa thảm bại tại Việt Nam và đang căm thù Hà Nội. Theo lời họ Lưu, thì sau cuộc chiến Việt Trung đó, Hoa Kỳ đã trả ơn bằng cách ào ạt đổ vốn đầu tư vào Trung Hoa.
Các chiến lược gia trong bộ chính trị đảng CSTQ đều biết rằng, mộng bá quyền của họ sẽ gặp một trở ngại kinh hòang nếu phía nam có một nuớc Việt gần 100 triệu dân, có nền dân chủ chân chính như Nhật Bổn hoặc Nam Hàn, với kinh tế và lực lượng quân sự tương xứng. Chính vì thế, một mặt họ phải dân chủ hóa xã hội, phát triển kinh tế và quân sự tại Trung Hoa. Mặt khác họ phải tích cực ủng hộ các thành phần bảo thủ và ngu đần nhất trong đảng CSVN để các thành phần này nắm các chức vụ trọng yếu tại Việt Nam như Tổng Bí Thư Đảng lú lẫn Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Chính Phủ tham nhũng và bất lực Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Công An dốt đặc cán mai Trần Đại Quang, và đặc biệt các chức vụ then chốt trong bộ Quốc Phòng Việt Nam như bộ trưởng gió chiều nào theo chiều ấy Đại Tướng Phùng Quang Thanh.
Tóm lại, châm ngôn của các mưu thần TQ trong tương quan Việt Trung là: Quyền lợi quốc gia Trung Quốc nằm trong quốc sách ủng hộ và duy trì tại chức một đảng CSVN bảo thủ, tham nhũng, bất lực và ngu si.
Nhìn vào những thành quả vượt bực về kinh tế của Trung Quốc và những lụn bại ê chề về kinh tế và chủ quyền lãnh thổ tại Việt Nam, chúng ta có cơ sở khách quan để kết luận rằng, âm mưu hiểm độc này của các chiến lược gia mưu thần TQ đã thành công mỹ mãn. Trong tương quan giữa hai nước, thế của Việt Nam ngày càng suy yếu và thế của Trung Quốc ngày càng cường thịnh. Lãnh thổ chúng ta ngày càng teo lại và lãnh thổ Trung Quốc ngày càng bành trướng.
Âm mưu của các mưu thần TQ này tuy nham hiểm nhưng không dấu được ai trong thời đại tin học này. Ngày hôm nay, một bà nội trợ bình thừơng cũng thấu hiểu rằng, bao lâu mà bè lũ CSVN tay sai CSTQ còn thì ngày ấy quốc gia Việt Nam còn suy nhược và còn là đầy tớ trung thành dễ bảo của siêu cường Trung Quốc.



Những trở lực trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam- LS Đào Tăng Dực

Những trở lực trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam

Trong thập niên 2010, chúng ta học hỏi được gì từ những biến cố lịch sử cho của đất nước?
Nhìn sự sụp đổ của hằng lọat chế độ và nhân vật độc tài, chúng ta ghi nhận 2011 là năm xui xẻo nhất, cho các thể chế tòan trị khắp hòan cầu, từ Trung Đông đến Miến Điện. Tuy nhiên đây chỉ mới là khởi đầu tiến trình dân chủ hóa bất khả vãn hồi của các dân tộc. Nhìn những diễn biến đi qua, chúng ta có quyền tin tưởng rằng, trước khi thập niên này chấm dứt, các chế độ độc tài bảo thủ nhất như CSVN cũng sẽ cáo chung, đem lại một kỷ nguyên đầy ánh sáng vàc hy vọng cho dân tộc.
Chúng ta cũng học hỏi được rằng, tiến trình dân chủ hóa không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Phần lớn các quốc gia chấp nhận tiến trình này đều phải vượt qua một số trở lực. Các trở lực chính có thể được xếp lọai như sau:
1.    Những quốc gia gặp trở lực từ các phe quân phiệt điển hình như Nam Hàn và Đài Loan trước đây, Egypt và phần lớn các quốc gia Trung Đông. Gần gũi với chúng ta là Miến Điện và mới đây nhất là Thái Lan thoái hóa từ một chế độ chuyển tiếp dân chủ trở về tình trạng quân phiệt.
2.    Những quốc gia gặp trở lực từ các nhóm giáo phiệt như Iran, Afghanistan, Palestine, Iraq và Syria với sự lớn mạnh của lực lượng Islamic State giữa Syria và Iraq. Phần lớn những quốc gia Trung Đông nằm trong hòan cảnh tế nhị là nếu các nhóm quân phiệt, hoặc chính đảng dân sự suy thóai, thì có hiểm họa giáo phiệt vươn lên, cướp chính quyền như tại Iran, Syria và Iraq.
3.    Những quốc gia gặp trở lực từ các thế lực công an mật vụ, điển hình là Nga Sô, Bạch Nga và một số cựu chư hầu Liên Bang Xô Viết tại vùng Balkan và Á Châu.
Câu hỏi tại đây là quân phiệt và công an trị tương đối dễ hiểu, như sẽ trình bày sau. Nhưng tại sao có giáo phiệt?
Câu trả lời nằm trong lịch sử tương tranh từ thời Trung Cổ đến nay, giữa các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông và Thiên Chúa Giáo Tây Phương. Trước khi cuộc cách mạng kỹ nghệ đến với Tây Phương vào thế kỷ 18, thì cuộc tương tranh giữa hai thế lực, qua các cuộc thập tự chiến, bất phân thắng bại. Người Tây Phương đã có lúc chiến thắng và xua binh chiếm được thánh địa Jerusalem. Tuy nhiên cũng có lúc thảm bại và chính Tây Ban Nha đã trở thành một quốc gia Hồi Giáo suốt 700 trăm năm (711-1492).
Sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, cán cân quân sự nghiên về Tây Phương. Các cường quốc Tây Phương khởi đầu một phong trào thuộc địa vĩ đại và các quốc gia Hồi Giáo nhanh chóng trở thành thuộc địa, dưới quyền cai trị hà khắc của người tây phương. Cùng một thời điểm với cuộc cách mạng kỹ nghệ, người tây phương cũng trải qua một cuộc cách mạng chính trị, giới hạn quyền lực của giáo hội Công Giáo tại Âu Châu (separation of church and state), cũng như tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị tại Hoa Kỳ. Tu chính thứ nhất của hiến pháp Hoa Kỳ ghi rõ:
Quốc hội không có quyền ban luật liên hệ đến sự hình thành tôn giáo hay cấm đoán quyền tự do thực hành tôn giáo
(Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof) 
Tuy nhiên, Hồi giáo, nhất là nhóm Hồi Giáo cực đoan, không chấp nhận thực trạng mới. Họ tiếp tục đồng hóa, không những Thiên Chúa Giáo nói chung, mà cả tư tưởng dân chủ đến từ Tây Phương, với chế độ thực dân và các cuộc thập tự chiến xa xưa. Các phe nhóm Hồi Giáo cực đoan, như Taliban hoặc Islamic State hoặc giáo hội Hồi Giáo Iran, muốn chiến thắng các tư tưởng dân chủ bây giờ, trong lòng dân tộc họ, và thành lập các chế độ chính trị độc tài, căn cứ trên thánh kinh và áp dụng Luật Hồi Giáo cổ điển Sharia Law khắc khe. Osama Bin Laden là nhân vật tiêu biểu nhất của thời đại.
Dĩ nhiên Việt Nam không phải là một quốc gia Hồi Giáo và khuynh hướng giáo phiệt sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa của chúng ta.
Tuy nhỉên quân phiệt và công an trị là những khuynh hướng đáng cho chúng ta lưu ý.
Thông thường, các chế độ độc tài, tự cổ chí kim, sử dụng cả 2 vũ khí chính để cai trị. Đó là quân đội và công an.
Quân phiệt phát xuất từ những chế độ sử dụng quân đội như là công cụ chính, và công an như là một phương tiện phụ thuộc, dưới quyền điều khiển của quân đội. Tây Ban Nha dưới thời cai trị của tướng Franco, các quốc gia Nam Mỹ trước giai đọan dân chủ, và các chế độ độc tài Trung Đông, thuộc truyền thống này. Trong các quốc gia CS còn lại trên thế giới, thì Trung Quốc và Cuba cũng thiên về truyền thống quân phiệt. Lãnh tụ vĩ đại của TQ là Mao Trạch Đông củng cố được quyền lực và bước lên đỉnh cao quyền lực, nhờ chức vụ chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Trung Ương, tức Quân Ủy bây giờ, tương đương với chức vụ tổng tư lệnh quân lực.
Ngược lại công an trị phát xuất từ các chế độ sử dụng mật vụ như là công cụ chính, và quân đội như là một trợ lực, dưới quyền kiểm sóat của công an. Điển hình nhất là chế độ Đức Quốc Xã dưới thời Hitler, và Liên Bang Sô Viết khởi đầu với Lê Nin và được Stalin củng cố. Lịch sử còn ghi lại cuộc tranh hùng đẫm máu giữa Trotsky (trùm quân đội) và Stalin (trùm công an) sau khi Lê Nin qua đời. Rốt cục Stalin thắng và Trotsky thua, phải đào thóat đến Nam Mỹ, để rồi sau đó bị Mật Vụ Sô Viết KGB ám sát bỏ mạng tại Mexico. Chế độ Nga Sô bây giờ, với Tổng Thống Putin, cũng còn mang nhiều bản sắc công an trị và Putin là một cựu đại tá KGB.
Trước trào lưu dân chủ tòan cầu, xác xuất rất cao là Việt Nam sẽ gia nhập tiến trình dân chủ hóa trong thập niên này. Câu hỏi nêu ra là quân phiệt hay công an mật vụ sẽ là trở lực lớn nhất cho đất nước chúng ta trên đà dân chủ hóa?
Khi duyệt lại lịch sử đảng CSVN, chúng ta nhận xét rằng thủa sinh thời, ông Hồ Chí Minh có nhiều liên hệ mật thiết với Mao Trạch Đông. Tuy nhiên ông lại là một thành viên trung kiên của Đệ Tam Quốc Tế, và được CS Liên Xô huấn luyện chính thức. Kết quả là ngay từ thủa ban sơ, cấu trúc nội bộ của CSVN theo mô hình Xô Viết, tức mô hình công an trị. Mặc dầu từ thập niên 90, sau khi Liên Xô sụp đổ, CSVN trở thành đàn em TQ, nhưng chỉ để sống còn mà thôi. Cấu trúc quyền lực nội bộ không thay đổi. Chính vì thế, từ hồi Lê Đức Thọ (phe công an) thắng Võ Nguyên Giáp (phe quân đội) đến nay, phe công an (đại diện là Nguyễn Tấn Dũng) vẫn giữ ưu thế.
Tình trạng Việt Nam khác hẳn với Bắc Hàn. Bắc Hàn không những lệ thuộc TQ để sống còn, mà cấu trúc quyền lực nội bộ cũng theo một mô thức. Đó là sự ưu thắng của quân đội. Chính vì thế lãnh tụ mới là Kim Jung-un, mới trên 20 tuổi, đã được trao quân hàm đại tướng, và suy tôn làm tổng tư lệnh quân lực.
Trong tiến trình dân chủ hóa, Việt Nam có xác xuất rất cao sẽ gặp những trở lực từ phía công an mật vụ như Nga Sô hiện nay. Những gì đang xảy ra tại Nga Sô cho chúng ta thấy rằng, hầu như cuộc cách mạng dân chủ của Yeltsin, nửa chừng, đã bị nhóm mật vụ KGB cũ cướp cờ chính nghĩa vào tháng 12 năm 1999, dưới sự lãnh đạo của cựu đại tá KGB Vladimir Putin.
Cuộc biểu tình chống Putin và đảng Nga Đòan Kết, ngày 24 tháng 12, năm 2011, vì họ gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội, chứng minh một cách hùng hồn, sự kiện rằng: sau khi Yelsin giải tán Liên Bang Sô Viết, tập thể mật vụ KGB đã được tái tổ chức, tự tách rời khỏi đảng CS Nga, xâm nhập mọi cấu trúc chính quyền và xã hôi dân sự, tạo thế lực cho Putin và đảng Nga Đòan Kết, để sau đó tiếp tục thao túng quyền lực chính trị. Cơ quan mật vụ FSB (Federal Security Service) bây giờ tại Nga, chính là hậu thân của KGB.
Giới tướng lãnh Hồng Quân Liên Xô cũ chỉ là những công cụ khiếp nhược của mật vụ KGB. Các tướng lãnh Nga Sô trong hiện tại cũng không còn nhuệ khí.

Thập niên 2010 hàm chứa nhiều biến chuyển tại Việt Nam. Tuy nhiên phe công an mật vụ tại Việt Nam sẽ là một trở lực lớn cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Trong khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng cô đơn, trong một chức vụ mà không còn một chính trị gia có tương lai nào tại Việt Nam muốn giữ. Theo tờ Việt NamNet, ngày 26 tháng 12,  2011, trong phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.” Rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng ý thức được ngày tàn của chế độ đã cận kề, và đang kêu gào tuyệt vọng.
Khi chấp nhận chức vụ Tổng Bí Thư, có thể Nguyễn Phú Trọng đã rơi vào bẫy của phe Nguyễn Tấn Dũng. Trong thế tương tranh để sống còn, giữa các trùm CS, trong một chế độ đứng trước ngưỡng cữa những thay đổi lịch sử, Nguyễn Tấn Dũng đã cao cờ hơn Nguỵễn Phú Trọng.
Ông Dũng không cần giữa chức vụ chóp bu trong đảng vì đảng đã quá suy vi và không còn thuốc chữa. Ngược lại, thực quyền qua sự kiểm sóat công an, và qua công an, tòan thể quân đội, đối với ông mới là thượng sách.
Chính vì thế, theo đài BBC, ngày 16 tháng 12, 2011, TT Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thăng quân hàm từ sĩ quan lên trung tướng, và đại tá lên thiếu tướng cho 58 cán bộ cao cấp trong ngành công an.Cũng theo lệnh Nguyễn Tấn Dũng, cùng với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cũng tổ chức lễ bổ nhiệm thăng quân hàm cấp tướng năm 2011. Số nhân vật thăng cấp tướng trong quân đội không được công bố.
Cũng theo đài BBC,  trong thời gian qua, một số tướng lĩnh công an đã được cơ cấu sang lãnh đạo các cơ quan bộ ngành dân sự và đảng, như tại Tòa án Nhân dân Tối cao và Thường trực Ban Bí thư.
Như thế Ông Dũng đang nhắm tới việc sử dụng đàn em của mình trong công an, xâm nhập sâu hơn, guồng máy chính quyền, quân đội, đảng và ngành tư pháp.
Dĩ nhiên đây chỉ là đỉnh của một băng sơn. Nguyễn Tấn Dũng đã nắm quyền từ năm 2006. Phe công an của Dũng đã cấy rất nhiều tay chân vào các doanh nghiệp quốc doanh, cũng như các vị trí then chốt của nền kinh tế. Từ đó, ngòai công an và quân đội, Dũng sẽ có đủ tài chánh để khống chế chính trường Việt Nam.
Chúng ta có thể kết luận rằng, ông Dũng đã học được bài học từ Putin và đang ráo riết áp dụng tại Việt Nam. Ông thừa biết rằng quân đội là một công cụ yếu hèn, không đáng tin cậy, cần phải kiểm sóat chặc chẽ hơn. Ông cũng thừa biết rằng thập niên mới không còn chỗ đứng cho các đảng CS trên thế giới.
Tuy nhiên, cũng như Putin, Ông Dũng ý thức rằng, chỉ có thể kiện tòan hóa bộ máy công an mật vụ, ông mới có thể kéo dài cơ hội nắm giữ quyền lực, trong một thời điểm lịch sử hàm chứa nhiều bất định.

Chính vì thế, chúng ta phải ý thức rằng, vấn nạn lớn lao nhất cho tiến trình dân chủ hóa sẽ là các thế lực công an mật vụ, lũng đọan mọi khía cạnh và tầng lớp chính quyền, lẫn xã hội dân sự tại Việt Nam.
LS Đào Tăng Dực
17/8/2014



Chừng Nào có Dân Chủ Tại Việt Nam? Luật Sư Ðào Tăng Dực

Chng Nào có Dân Ch Ti Vit Nam?

Bài của Luật Sư Ðào Tăng Dực
Phần lớn những người quan tâm đến hiện tình đất nước chúng ta đều băn khoăng trước vấn nạn: chừng nào có dân chủ tại Việt Nam?
Vấn nạn này có thể đến dưới hình thức một câu hỏi từ một người bạn, một thân hữu, một độc gỉa đọc bài viết của mình, hoặc một người cũng muốn chia xẻ nỗi quan tâm với tiền đồ đất nước như mình.
Vấn nạn này cũng có thể phát xuất từ nội tâm của chính mình, như là một suy tư phản tỉnh để từ đó chúng ta có thể đáp ứng hiệu năng hơn, nhu cầu đấu tranh trước mắt.
Câu hỏi đơn giản và ngắn gọn, nhưng câu trả lời thì vô cùng khó khăn.
Một mặt chúng ta ý thức sự hiện hữu của một trào lưu dân chủ toàn cầu, và sự thoái trào không thể chối cãi của các ý thức hệ giáo điều khống chế tư tưởng, dân quyền và nhân quyền của con người. Mặt khác chúng ta cũng ý thức sự hiện hữu oái ăm của đảng CSVN và các lãnh tụ CSVN đương đại, như là một tập thể bảo thủ, vị kỷ, thiếu viễn kiến và nô lệ ngoại bang nhất lịch sử.
Ai ai cũng đồng thuận, kể cả những người cộng sản, là tiến trình dân chủ hóa bất khả vãn hồi. Câu hỏi là vào thời điểm nào chứ không phải là sẽ xảy ra hay không.
Ðối diện với thực tế đó, người CSVN có khuynh hướng muốn kéo dài tiến trình dân chủ hóa càng chậm càng tốt, với ý đồ tiếp tục trục lợi cho cá nhân và bè phái. Toàn dân thì có khuynh hướng ngược lại là muốn thúc đẩy tiến trình này để rút ngắn con đường canh tân và cải tổ đất nước, hầu bắt kịp các quốc gia trong khu vực.
Dĩ nhiên trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, đảng cộng sản Việt Nam là một chướng ngại và trở lực lớn lao mà chúng ta đều ý thức sâu sắc.
Như là một hệ luận của tương quan đối nghịch giữa hai khuynh hướng trên, câu trả lời thực tế nhất cho vấn nạn : “chừng nào có dân chủ tại Việt Nam?” sẽ là:
Dân chủ sẽ đến với dân tộc chúng ta chậm hơn là toàn dân mong muốn nhưng nhanh hơn người CSVN mong muốn.
Tuy nhiên trả lời như thế quá mơ hồ và không thỏa mãn lòng nao nức và phẫn nộ của toàn dân trước những tệ nạn xã hội, bất công và độc tài đảng trị đang xảy ra tại nước nhà.
Muốn làm sáng tỏ vấn đề hơn, chúng ta phải duyệt xét các hiện tượng chính trị và xã hội đã và đang xảy ra tại Ðông Âu và Ðông Á.
Tại Ðông Âu, bức tường Bá Linh bị sụp đổ ngày 9/11/1989, kéo theo sự sụp đổ của các chế độ CS tại đây, và ngay tại nơi khai sinh ra các chính quyền CS là Liên Xô.
Sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, trên mặt thời gian tính, là hiện tượng tiên khởi, khai mào cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài CS. Tuy nhiên trên thực tế, sự sụp đổ của bức tường ô nhục này không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân chính yếu nằm nơi tính ưu việt của quan điểm dân chủ chân chính đương thời.
Quan điểm này có thể được diễn giải như là quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên đang ngự trị chính trường của các quốc gia Tây Âu, Hoa Kỳ và các quốc gia tiền tiến trên thế giới.
Quan điểm đối ngịch là chuyên chính vô sản của Các-Mác, dù được ngụy tạo bằng những định chế dân chủ tương tự như các định chê dân chủ tây phương (như quốc hội nhân dân, tòa án tối cao nhân dân hoặc chính phủ nhân dân), khi đối diện với quan điểm dân chủ chân chính này, đều rơi mặt nạ.
Các quốc gia Ðông Âu và Nga Sô vốn rất gần gũi về địa dư và văn hóa với các quốc Tây Âu khác. Trong các thập niên 70 và 80 có nhiều biến chuyển và khủng hoảng chính trị tại Hoa Kỳ, như xì căn đan Watergate và phong trào phản chiến bành trướng mạnh mẽ đưa đến CS chiến thăng tại Nam Việt Nam.
Nhìn một các phiến diện thì cả 2 hiện tượng này phơi bày những khuyết điểm của hệ thống chính trị dân chủ tây phương khi phải đối đầu với khối Cộng CS đòan kết, trong giai đoạn chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên khi nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy 2 hiện tượng này là những thử thách lớn lao về tính dân chủ thực sự của hệ thống chính trị dân chủ. Kết quả là các chính khách trong hệ thống chính trị dân chủ đã vượt qua các cuộc khủng hoảng này một các toàn diện và sau đó, đưới sự lãng đạo của Tổng Thống Ronald Regan, đã làm lung lay đến tận gốc rễ chế độ độc tài CS đưới sự lãnh đạo của Michael Gorbachev.
Lý do là, không những các giới cầm quyền CS mà cả dân chúng sống dưới sự cai trị của họ, đều chứng kiến một cách tường tận tinh thần dân chủ pháp trị của Hoa Kỳ qua việc Quốc Hội truy tố (impeach) Tổng Thống Nixon vì biến cố Watergate. Nếu vì lý do phải đương đầu với một đối thủ nguy hiểm là Liên Xô, mà nền dân chủ Hoa Kỳ phải giới hạn các dân quyền và nhân quyền căn bản của người dân, để cho hành pháp (tổng thống) lấn lướt lập pháp (quốc hội) và khỏa lấp sự phạm pháp của Nixon, thì nền chính trị của Hoa Kỳ có thể ổn định hơn lúc đó, nhưng sẽ không có khả năng làm lung lay tận gốc rễ trong tâm thức của giới lãnh đạo và quần chúng trong các quốc gia CS, về tính thiếu dân chủ của hệ thống chính trị của mình. Nếu điều đó xảy ra, rất có thể đến nay chế độ CS vẫn còn ngự trị tại Liên Xô và Ðông Âu.
Chính vì thế, sự áp dụng quan điểm pháp trị chí công vô tư đối với Nixon là một đòn chiến lược đánh vào tim của chế độ CS vô nhân.
Ngay tại Tây Âu, dân quyền và nhân quyền tiếp tục được củng cố thay vì giảm thiểu mặc dầu các quốc gia này, một bên, phải trực diện với độc tài CS trên bình diện địa lý hơn cả Hoa Kỳ, và bên kia, họ phải trực diện với một phong trào phản chiến rầm rộ và do CS giật dây.
Bức tường Bá Linh sụp đổ không phải vì Tây Âu binh lực và võ khí hùng mạnh hơn, mà vì tính dân chủ của hệ thống chính trị Tây Âu vượt trội hơn.
Tại Ðông Á, nhất là Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam, giới lãnh đạo CS hy vọng rằng, ngày hôm nay, họ sẽ không bị sụp đổ nhanh chóng vì không có sự tiếp cận về địa dư với những quốc gia có truyền thống dân chủ như Liên Xô và Ðông Âu vào thập niên 90, cũng như các quốc gia cùng một nền văn hóa với họ, không có một truyền thống dân chủ tương đương với các nướcTây Âu.
Tuy nhiên, khi suy nghĩ như thế, họ sống trong ảo giác.
Hai thập niên sau 1990, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung và tin học nói riệng đã xóa bỏ tất cả mọi biên giới giữa các quốc gia.
Trên thực tế mà nói, nếu vào thập niên 90, Liên Xô và Ðông Âu chỉ tiếp cận biên giới với các nước Tây Âu, thì ngày hôm nay, Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam đang tiếp cận biên giới tin học với toàn thế giới dân chủ.
Nếu vào thập niên 90, Liên Xô và các nước Ðông Âu chia xẻ nền văn hóa với các nước cùng truyền thống văn hóa tại Tây Âu với sự phát triển về nhân quyền, dân quyền và kinh tế tiến bộ, thì tại Ðông Á, Việt Nam, Bắc Hàn va Trung Quốc đã có những quốc gia cùng một truyền thống văn hóa nhưng vượt tiến hơn họ về nhân quyền, dân quyền và kinh tế như Nam Hàn, Ðài Loan và Nhật Bổn.
Ngòai Nhật Bổn là một quốc gia đã canh tân từ trước, trong hai thập niên vừa qua các quốc gia Nam Hàn và Ðài Loan đã có những tiến bộ vượt bực, không những về kinh tế mà còn về tiến trình dân chủ hóa chân chính.
Muốn thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa tại Trung Quốc và Bắc Hàn, thì hai quốc gia dân chủ đối trọng là Ðài Loan và Nam Hàn, cần phải hoàn thiện hệ thống chính trị dân chủ của mình, gia tăng phẩm chất các biện pháp bảo vệ dân quyền và nhân quyền của công dân và sự trong suốt của các định chế chính trị dân chủ.
Cũng như tại Ðông Âu vào thập niên 90, qua sự phát triển không ngừng của tin học, sự thể hiện tính dân chủ triệt để đó sẽ là những viên đạn bắn vào đầu những tên trùm độc tài CS và đem lại sự cáo chung nhanh chóng của một hệ thống cai trị hà khắc, phi nhân, khôn tiền khoáng hậu của nhân loại.
Tuy CSVN không bị một hữu thể chính trị dân chủ đối trọng như Trung Quốc hoặc Bắc Hàn vì miền nam Việt Nam sụp đổ vào tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên một phần nào đó, Ðài Loan và Nam Hàn sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta còn có một cộng đồng người Việt hải ngoại với khoảng 3 triệu người, cư ngụ tại các quốc gia dân chủ và kinh tế phát triển. Nếu chúng ta giữ vững thành trì của cộng đồng và phát huy dân chủ tột đỉnh trong các cộng đồng hải ngoại, thì sự đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam của chúng ta sẽ vô cùng giá trị.
Tuy chúng ta không thể đoan chắc CS Ðông Á sẽ cáo chung vào thập niên 2010 hay không. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định rằng, những điều kiện ắc có và đủ để CS Ðông Âu sụp đổ vào thập niên 90, đang hiện diện đầy đủ tại Ðông Á vào thập niên 2010. Từ đó chúng ta có thể tiên đóan rằng ngày CS Ðông Á cáo chung sẽ nhanh chóng hơn các tay trùm CS mong muốn rất nhiều.
Chừng đó dân tộc Việt Nam mới đạt được chiều cao thực sự của mình trong cộng đồng các dân tộc văn minh trên thế giới.
Luật Sư Ðào Tăng Dực
Sydney ngày 23 tháng 12 năm 2009     

Làm Sao Ðể Trở Thành Kẻ Nội Thù Của Dân Tộc? Luật Sư Ðào Tăng Dực

Làm Sao Ðể Trở Thành Kẻ Nội Thù Của Dân Tộc?
Luật Sư Ðào Tăng Dực
Khi chúng ta quan sát tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, qua các cơ quan thông tin của chính quyền (Vietnamnet), hoặc quốc tế (BBC), một vài hiện tượng sau đây có thể giúp chúng ta phát họa con đường chính trị mà người Cộng Sản Việt Nam sẽ chọn lựa để đi trong tương lai gần:
  1. Sự thân thiết giữa giới lãnh đạo Việt Nam bây giờ và Bộ Trưởng Cố Vấn Singapore Lý Quang Diệu.
  2. Nội dung cuộc trao đổi giữa Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội TS Nguyễn Sỹ Dũng liên hệ đến các vấn đề mô hình nhà nước và quan hệ giữa nhà nước và Ðảng.
  3. Cuộc phỏng vấn của BBC với bình luận gia chính trị lão thành Lê Hồng Hà, về những biến chuyển của đảng CSVN trong năm 2006, trong các ngày 4-5 tháng 1 năm 2007 về 5 vấn đề: quyền lực của quốc hội, điều 4 hiến pháp, tư pháp độc lập, quân đội và công an phải trung thành với tổ quốc, và luật báo chí và luật lập hội.
Sau khi phân tích 3 hiện tượng trên, chúng ta có thể mường tượng tương đối rõ rệt sách lược chính trị ngắn và trung hạn, mà người CSVN sẽ đi, như sau:
Trước những áp lực không thể cưỡng lại của kỷ nguyên mới, CSVN đã khôn ngoan nhận thấy không thể không có những cải tổ. Tuy nhiên họ chỉ cải tổ ớ mức độ mà quyền lợi béo bở của giai cấp lãnh đạo không bị giảm sút hoặc mất mát mà thôi.
Khi chúng ta nghiên cứu bài phỏng vấn Ông Lê Hồng Hà nêu trên, thì chúng ta cũng nhận thấy, ngay trong hàng ngũ Ðảng CSVN, cũng có những người có viễn kiến và đã hình dung được con đường dân chủ hóa đất nước là con đường tất yếu phải theo.
Tuy nhiên, mặc  dầu  họ có thiện chí và đã nêu ra những yếu tố quan trọng như:
  1. Củng cố quyền lực của Quốc Hội để trở thành cơ quan tối cao thể hiện ý chí của toàn dân và giảm bớt đi vai trò lãnh đạo Quốc Hội của Ðảng.
  2. Sự quan trọng của một nền tư pháp hoàn toàn độc lập đối với đảng và đối với hành pháp. Ðây chính là nền tảng cũa một chế độ pháp trị chân chính.
  3. Ý thức manh nha xuất hiện từ trong nội bộ đảng CSVN về một vai trò giảm thiểu của đảng, như là một chính đảng trong nhiều chính đảng, sinh hoạt trong lòng dân tộc. Hệ lụy tự nhiên là hai lực lượng vũ trang quan trọng của đất nước là quân đội và công an không thể tiếp tục trung thanh với đảng, mà phải trung thanh với đất nước và tổ quốc mà thôi.
  4. Báo chí độc lập và luật lập hội, theo đúng tinh thần của hiến pháp và, nhất là các công ước quốc tế về nhân quyền và dân quyền mà chính CSVN đã ký kết, là những yếu tố cần phải có trong một nền dân chủ thực sự, với một xã hội dân sự có khả năng độc lập, cân bằng quyền hạn của chính quyền.
  5. Sau cùng, có một ý thức rõ rệt từ trong nội bộ đảng, là điều 4 hiến pháp là một sự sỉ nhục trước quốc tế. Tuy nhiên vì tham quyền cố vị, CSVN đã chưa đủ can đảm, hùng tâm tráng chí để huỷ bỏ điều này. Thay vào đó họ có ý “luật hóa” điều 4 để có một bộ mặt tương đối đỡ trơ trẽn hơn. Dĩ nhiên chưa ai hiểu rõ rệt phải làm thế nào để luật hoá một điều phi lý như thế. Chúng ta chỉ có thể dự đoán rằng, quan điểm “luật hoá” này tương tự với quan điểm luật hoá những điều khoản của các hiến pháp người tây phương, trong những nền dân chủ đa nguyên thực sự. Chẳng hạn các hiến pháp các chính quyền theo thể chế liên bang, thường trao các quyền ngoại giao, quốc phòng và ngoại thương, hoặc thương nghiệp xuyên tiểu bang, cho các chính quyền liên bang, thay vì tiểu bang. Tuy nhiên các điều ghi trong hiến pháp không thể thi hành vì thiếu yếu tố rõ rệt. Chính vì thế các quốc hội cần phải ra các sắc luật để “luật hoá” các đều khoản này, nêu ra giới hạn của quyền lực, chỉ định cơ sở chịu trách nhiệm và phương thức thi hành quyền lực. Mục đích thực sự của CSVN là lợi dụng quan điểm này để “luật hoá” một điều khoản hiến pháp hoàn toàn phi lý mà không một hiến pháp nào trên thế giới có thể chấp nhận, đồng thời xoa dịu bằng một vài nhân nhượng và giới hạn nhỏ nhoi. Lại một lần nữa lừa gạt dân tộc.
Tuy nhiên đây chỉ là khuynh hướng tư duy của một số thành phần cấp tiến trong đảng mà thôi. Chưa chắc quan điểm cởi mở, vốn còn quá khiêm nhượng này, được chia xẻ rộng rãi trong Ðảng.
Một trong những khó khăn mà người CSVN phải điên đầu là: làm sao vẫn duy trì quyền thống trị của Ðảng, mà không bị quốc tế sỉ nhục, trong một môi trưòng quốc tế thặng dư thông tin, và trào lưu dân chủ đa nguyên nổi bật.
Trong một bài báo tựa đề “ Giải quyết mối quan hệ giữa Ðảng và Nhà nước” trên Vietnamnet (16/1/07) do phóng viên Khánh Linh thực hiện, qua một cuộc phỏng vấnTS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội ngày 15/1/07, chúng ta nhận thấy manh nha một hướng đi của người CSVN.
Theo lời củaTS NSD:
“Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, chỉ có 3 mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hàn tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Ðó là:
  • Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.
  • Mô hình tổng thống, như kiểu Mỹ, nơi quyền hành pháp và lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.
  • Mô hình hỗn hợp, (có người gọi là cộnh hòa lưỡng tính), như kiểu Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp”
Sau đó TS NSD đưa ra 7 ưu điểm sau đây để biện minh cho mô hình đại nghị áp dụng cho Việt Nam:
Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất và minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Xin được kể ra đây một vài ưu điểm như sau:
1. Quy trình ban hành quyết định là một quy trình thống nhất và minh bạch và hiệu quả từ sáng kiến về chính sách đến tranh luận về chính sách và phê chuẩn chính sách.
2. Tiết kiệm một lượng rất lớn thời gian của đất nước. Cách làm hiện nay có tới 2, 3 nơi phải quyết định, rồi còn gửi qua gửi lại thì rất mất thời gian chờ đợi nhau. Riêng chuyện ban hành quyết định chậm thì mình đã thua các nước khác rất nhiều.
3. Chất lượng của các quyết định sẽ được nâng lên, vì các bước trong quy trình ban hành quyết định rất mạch lạc và bổ sung giá trị cho nhau. Nội các đề ra chính sách, thảo luận trong Đảng đoàn nên sẽ có sự gắn kết, ra toàn QH thì có sự phản biện và tranh luận.
4. Xác lập được chế độ trách nhiệm rất rõ ràng. Tình trạng người quyết thực không chịu trách nhiệm, nên người quyết để thể chế hoá cũng không chịu trách nhiệm sẽ không thể xảy ra.
5. Tránh được rủi ro của những xung đột không đáng có giữa QH và Đảng. Các đảng viên trong QH tham gia từ đầu vào việc hoạch định chính sách, tranh luận chính sách, và theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì đa số sẽ quyết và anh là thiểu số trong đảng thì anh phải theo.
6. Sự gắn kết giữa QH và CP sẽ giúp cho nhà nước ta có thể phản ứng nhanh và chuẩn xác với các vấn đề của đất nước.
7. Tạo cơ hội để tách hành chính ra khỏi hành pháp, nhờ đó cải cách hành chính sẽ có được bước chuyển biến về chất và chế độ trách nhiệm sẽ được xác lập rõ ràng hơn.”
Nếu mục tiêu của người CSVN là thành ý chính tâm xây dựng dân chủ cho đất nước trước kỷ nguyên mới, thì lập luận của TS NSD đã mất đi phần lớn giá trị. Có 2 lý do chính mà Ông đã không đề cập đến:
  1. Mặc dầu mô hình đại nghị không chú trọng đến sự phân quyền giữa hành pháp và lập pháp, nhưng trọng tâm của chế độ đại nghị là sự hiện diện của một đối lập mạnh. Sự bền vững và điểm son của mô hình đại nghị là sự hiến định hoá, hoặc luật hoá, vai trò của đối lập, để cho đối lập có một vai trò chất vấn chính phủ, lãnh tụ đối lập lãnh lương tương đương với một bộ trưởng của chính phủ (như trong trường hợp Úc Ðại Lợi), các phát ngôn viên đối lập còn được gọi là shadow ministers để thể hiện vai trò quan trọng của họ, họ được cấp nhân viên thêm, để có thể chu toàn trách nhiệm giám sát chính quyền. Chính vì thế, mặc dầu  không có phân quyền giữa hành pháp và lập pháp, mô hình này vẫn là một mô hình dân chủ chân chánh.
  2. Một điểm quan trọng hơn nữa là mô hình đại nghị chỉ có thể phát huy dân chủ thực sự trong những quốc gia có một truyền thống dân chủ sâu dày, với một xã hội dân sự hùng mạnh, gồm những thành tố trưởng thành như một nền báo chí độc lập và vô uý, những cơ sở tôn giáo và từ thiện độc lập, lúc nào cũng có thể nói lên tiếng nói công tâm, và nhất là một truyền thống pháp trị chí công vô tư, gồm có những quan toà độc lập, đứng ngoài các thế lực chính trị và phe phái, một luật sư đoàn không bị chính quyền khống chế, và có trình độ luật pháp thực sư, những công dân ý thức về quyền dân chủ cao và không sợ chính quyền. Chính thiếu những yếu tố này mà mô hình đại nghị, khi áp dụng cho Singapore thì biến thành một chế độ độc tài gia đình trị. Khi áp dụng cho một quốc gia tiến bộ như Nhật Bổn cũng làm chậm đi tiến trình dân chủ, vì Ðảng Dân Chủ Tự Do đã nắm độc quyền quá lâu.
Hai lý do trên cho chúng ta thấy rằng, với điều 4 hiến pháp phi lý và độc tôn; với sự vắng bóng một truyền thống dân chủ sâu dày; với sự non nớt của hệ thống pháp trị tại Việt Nam, mô hình tổng thống chế sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển dân chủ thực sự.
Chúng ta đều biết mô hình này đặt căn bản trên quan điểm tam quyền phân lập của nhà lý thuyết chính tri Montesquieu, trong cuốn sách danh tiếng của Ông là “Esprit Des Lois” (Vạn Pháp Tinh Lý). Trọng tâm của nó là quan điểm: nếu muốn tránh sự độc tài thì quyền chính trị trong một quốc gia không thể trao cho một cá nhân hay một cơ chế nào duy nhất được. Chính vì thế các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp phải độc lập và được điều hành bởi 3 cơ chế khác nhau. Nhiều cá nhân và đảng phái khác nhau phải thay phiên nhau nắm những bộ phận khác nhau của quyền lực chính trị. Trong hoàn cảnh chính trị của Việt Nam, mô hình này thuận lợi cho tiến trình dân chủ hoá đất nước hơn.
Trái lại, nếu theo mô hình đại nghị thì, trong 7 điểm mà TS NSD nêu ra, các điểm sau đây sẽ rất nhiều trở ngại:
. -Ðiểm 1: Quy trình ban hành quyết định là một quy trình thống nhất và minh bạch và hiệu quả từ sáng kiến về chính sách đến tranh luận về chính sách và phê chuẩn chính sách:
Vì trong một mô hình đại nghị mà không có đối lập gì cả, hoặc không có đối lập mạnh, thì quy trình sẽ thống nhất vì độc tài, nhưng không minh bạch, vì chẳng có một thế lực nào có thể chất vấn chính quyền trong quy trình ban hành quyết định cả.
 -Ðiểm 3: . Chất lượng của các quyết định sẽ được nâng lên, vì các bước trong quy trình ban hành quyết định rất mạch lạc và bổ sung giá trị cho nhau. Nội các đề ra chính sách, thảo luận trong Đảng đoàn nên sẽ có sự gắn kết, ra toàn QH thì có sự phản biện và tranh luận:
Ông NSD đã quên đi, một các tỉnh bơ, là các chính sách thảo luận trong Ðảng chỉ có tính các cục bộ và chỉ củng cố cho sự độc tài. Khi ra đến quốc hội thì Ðảng, qua đa số áp đảo, sẽ không cho phép bất cứ một sự phản biện hoặc tranh luận nào có giá trị thực sự. Thế thì dân chủ sẽ tồn tại nơi đâu?

-Ðiểm 7: Tạo cơ hội để tách hành chính ra khỏi hành pháp, nhờ đó cải cách hành chính sẽ có được bước chuyển biến về chất và chế độ trách nhiệm sẽ được xác lập rõ ràng hơn:
Vấn đề tách rời hành chính ra khỏi hành pháp không phải là hệ lụy của mô hình đại nghị. Một mô hình tổng thống chế nghiêm chỉnh cũng sẽ tách rời hành chính ra khỏi hành pháp. Một chế độ pháp trị nghiêm minh, một hệ thống chính trị đa nguyên, một nền tự do báo chí thực sự, sẽ làm cho hành pháp phải tự chế, không thể sử dụng hành chính để củng cố hoặc bảo vệ quyền lợi cho phe nhóm hoặc cá nhân, hoặc đảng phái của chính mình.
Chúng ta có thể bảo đảm với TS NSD rằng, ngay cả trong mô hình đại nghị, nếu điều 4 hiến pháp được tiếp tục duy trì, nếu trong quốc hội chỉ lét đét vài dân biểu đối lập “cuội”, thì hành chính cũng sẽ tiếp tục làm công cụ trung thành của hành pháp mà thôi.
Các điểm còn lại 2, 4, 5 và 6 hoặc chỉ có hại cho sự phát triển dân chủ, và tăng thêm cường độ của độc tài, hoặc không liên hệ đến sự khác biệt giữa mô hình đại nghị và tổng thống chế.
Khi Khánh Linh nêu ra câu hỏi:
-          Với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ?
Ông NSD trả lời:
“- Đúng thế, khi Chính phủ có đa số trong Quốc hội thì khả năng giám sát của Quốc hội là không cao. Tuy nhiên, sự giám sát có thể xảy ra trong Đảng đoàn khi các đảng viên chỉ làm đại biểu cảnh báo cho các đảng viên nắm quyền hành pháp về những vấn đề cần phải quan tâm. Đồng thời, những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây.
Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện và phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Tỷ lệ bao nhiêu thì phải có tranh luận để tìm ra phương án tối ưu.”
Thực là một câu trả lời gượng ép!
Như đã nêu trên, trọng tâm của mô hình đại nghị là sự hiện diện của một chính đảng hoặc liên minh đảng phái đối lập hùng mạnh, mà TS NSD còn nói đến việc ấn định một tỷ lệ những người ngoài đảng! Như thế thì rõ ràng là người CSVN chưa bao giờ thành ý chính tâm trong công tác dân chủ hoá đất nước cả.
Sự thiếu thành ý chính tâm trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, của người CSVN lại càng rõ rệt hơn, khi chúng ta nhìn thấy sự xích lại gần nhau giữa các lãnh đạo CSVN và bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu.
Bề ngoài thì những tiếp xúc với LQD phần lớn nhằm mục đích cải tổ guồng máy hành chính của quốc gia (Vietnamnet 16/1/07, trong bài “ Cần mạnh dạn thay những cá nhân lỗi nhịp trong bộ máy”):
“Theo kinh nghiệm của Singapore, chính quyền nên quay lại để tìm cách thay đổi. Ra nước ngoài để học phương pháp tốt. Sau đó, quay lại, và khởi động lại. Đây sẽ là những tác nhân tích cực.
Ông Diệu phân tích rõ thêm, bắt đầu bất kỳ một công việc gì, bao giờ thời điểm ban đầu bộ máy cũng hoạt động rất tốt. Qua thời gian, trong bộ máy đang vận hành, sẽ có những cá nhân cụ thể bị "lỗi nhịp".
Với những người này, có hai lựa chọn, hoặc là gửi người đó ra nước ngoài học cách làm tốt, tìm cách thay đổi hoặc cho luân chuyển ra môi trường khác, học những điều mới từ đó thay đổi hệ thống, làm tốt hơn.
"Quan trọng là không để sự trì trệ nằm trong dòng chảy của mình. Đó là việc làm cần thiết mặc  dầu  đôi khi sẽ không được ủng hộ".
"Đôi lúc chúng ta phải làm mạnh vào những thời điểm không còn bộ óc mới, ý tưởng mới, không còn đủ dũng khí", ông Lý Quang Diệu nhấn mạnh. "Mạnh dạn có người mới thay thế là cách giúp Singapore không trì trệ". Việt Nam đang ở trong giai đoạn quan trọng để phát triển trong 5 năm tới, do đó, rất cần những người trẻ, năng động, nhiệt huyết làm, không thể thả lỏng.
Ông Diệu chia sẻ cách quản lý của Singapore, "chúng tôi ra Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản học, sau đó quay về tạo sự thay đổi. Sự thay đổi đó có thể đảo lộn nhưng đó là điều tốt và cần thiết". Việt Nam cũng cần như vậy. Và đây có thể là một cuộc cách mạng nhỏ.”
Thực ra thâm ý của CSVN là muốn học hỏi phần nào kinh nghiệm và phương thức cai trị độc tài của gia đình LQD và đảng Nhân Dân Hành Ðộng mà thôi.
Một trong những huyền thoại về gia đình họ Lý tại Singapore là:
Nếu không có vĩ nhân Lý Quang Diệu, và đảng Nhân Dân Hành Ðộng do Ông lãnh đạo, thì đảo quốc này sẽ không đạt được những thành quả rực rỡ hiện tại. Kết quả là toàn dân Singapore phải vĩnh viễn biết ơn, không những LQD, mà còn phải biết ơn, tôn sùng và cho phép gia đình này mãi mãi lãnh đạo, ngồi trên đầu trên cổ người dân Singapore.
Sau đây, chúng ta sẽ chứng minh huyền thoại này là sai lầm:
Theo CIA World Factbook thì chúng ta có các thống kê về sự phát triển của các quốc gia có nền văn hoá Ðông Á thấm nhuần truyền thống Tam Giáo (Phật, Lão và Khổng) tính bằng GDP đổ đầu người, theo mãi lực tương xứng (purchasing power parity) năm 2006, tính bằng Mỹ Kim:
1. Hồng Kông- $36,500
2. Nhật Bổn- $33,000
3. Singapore- $30,900
4. Ðài Loan- $29,000
5. Nam Hàn- $24,200
6. Trung Cộng- $7,600
7. Việt Nam- $3,100
8. Bắc Hàn- $1,800
9. Anh Quốc- $31,400
10. Pháp- $30,100
11. Úc- $32,900
12. Mỹ- $43,500
Khi nhìn và suy diễn từ các thống kê trên, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng:
a.       Các quốc gia Ðông Á từ 1 đến 5 nêu trên có nền kinh tế phát triển hoặc xấp xỉ ngang bằng, hoặc đã vượt trên các quốc gia tây phương (từ 9 đến 11 nêu trên) trừ Hoa Kỳ (12).
b.      Hồng Kông, Nhật Bổn, Ðài Loan và Nam Hàn đã trở nên trù phú mà không cần đến Lý Quang Diệu. Quốc gia họ cũng không có thể chế “cha truyền con nối” như LQD.
c.       Các quốc gia có “định hướng xã hội chủ nghĩa” là kinh tế khốn cùng nhất.
d.      Càng xa lìa xã hội chủ nghĩa thì quốc gia càng phát triển kinh tế nhanh chóng. Trung quốc xa lìa trước Việt Nam 10 năm (nhờ Ðặng Tiểu Bình) và Bắc Hàn là gần nhất nên tệ hại nhất. Mức phát triển kinh tế của quốc gia tương xứng với mức độ xa lìa.
e.       Mức độ độc tài của một chế độ tương xứng với sự yếu kém về kinh tế.
f.        Có một tương quan hổ tương rõ rệt giữa nền văn hoá Ðông Á và khả năng phát triển kinh tế. Bất cứ dân tộc nào thấm nhuần nền văn hoá Ðông Á, trong vòng vài thập niên, cũng có thể vươn lên, bắt kịp và thậm chí qua mặt, các nước tây phương, trừ phi quốc gia đó bị chế độ độc tài cộng sản thống trị như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn.
Những kết luận trên, không những đánh đổ huyền thoại Lý Quang Diệu, mà còn cho chúng ta thấy rõ tại sao bây giờ, gia đình Lý Quang Diệu và đảng CSVN lại liên kết với nhau.
Ðây chính là sự liên kết giữa những cá nhân và tập thể gian hùng, từ phạm vi quốc gia muốn đi đến phạm vi quốc tế,  bóc lột dân tộc của mình, trong một thế giới mới và một kỷ nguyên mới hàm chứa nhiều nguy hiểm cho họ. Mặc  dầu  dân tộc Singapore trở nên trù phú, bằng bàn tay và khối óc của chính dân tộc và nền văn hoá cổ truyền của mình, và mặc  dầu  họ đã phải đèo bòng thêm gia đình họ Lý nhiều thập niên. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy sự nhường nhịn của họ không phải vô giới hạn. Sự khiêm nhượng về dân số và đất đai của đảo quốc này , trong qua khứ, giúp cho gia đình họ Lý dễ dàng củng cố sự thống trị của gia đình và của đảng Nhân Dân Hành Ðộng, bằng những thủ thuật chính trị. Tuy nhiên đó cũng chính là lý do đảo quốc này dễ dàng tiếp xúc với trào lưu dân chủ phổ thông trên toàn thế giới. Ngày dân chủ đa nguyên thật sự đúng nghĩa đến với Singpore có thể sẽ không còn xa lắm. Ðây chính là ưu tư lớn nhất của LQD và Ông đến Việt Nam để tìm đồng minh.
Dĩ nhiên, Singapore có 3 điểm hoàn toàn khác Việt Nam:
a.       Trước hết quốc gia này chỉ là một đảo quốc nhỏ bé với dân số 4.4 triệu và diện tích chỉ có 692 cây số vuông, có thể tương đối dễ dàng thống trị.
b.      Ðảo quốc này không hề bị “định hướng xã hội chủ nghĩa” kềm kẹp và họ theo khuynh hướng tư hữu và tư bản tuyệt đối
c.       Trên nguyên tắc và trên thực tế Singapore chấp nhận đa nguyên đa đảng. Các đảng phái khác nhau gồm có (CIA World Factbook):
-People's Action Party ( PAP) tức đảng Nhân Dân Hành Ðộng do con của Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long lãnh đạo và đang nắm quyền thủ tướng.
-Singapore Democratic Alliance ( SDA) tức Liên Minh Dân Chủ do CHIAM See Tong lãnh đạo.
-Singapore Democratic Party ( SDP) tức đảng Dân Chủ do CHEE Soon Juan lãnh đạo.
-Workers' Party ( WP) tức đảng Lao Ðộng do Sylvia LIM Swee Lian lãnh đạo.
Vấn đề ở Singapore là chính phủ Nhân Dân Hành Ðộng đã có nhiều biện pháp pháp lý và chính trị, vô cùng hiệu năng, để giới hạn khả năng đắc cử vào quốc hội của các đảng đối lập.
Vì Singapore theo thể chế đại nghị, một khi đảng này nắm đa số trong quốc hội thì sẽ khống chế tuyệt đối quyền lực chính trị. Trong một quốc hội đầy quyền lực theo mô hình đại nghị, mà đối lập yếu kém, kèm theo một truyền thống dân chủ phôi thai, một nghành tư pháp do đảng Nhân Dân Hành Ðộng ngự trị, và một giới cầm quyền không biết tự chế, thì làm sao gia đình họ Lý không giàu sang phú quý tột đỉnh nhiều đời, và ngồi trên ngai vàng, nhiều thập niên cho được?
Rõ ràng là người CSVN đang dọ dẫm tìm lối thoát cho chính họ. Tuy nhiên những bước thăm dò đầu tiên đã cho thấy sự vắng bóng thành ý và chính tâm của giới lãnh đạo.
Muốn thực sự có lối thoát lâu dài cho đảng CSVN, và cho cả dân tộc, ra khỏi sự tụt hậu do những chính sách và ý thức hệ tai hại chính họ đem lại cho đất nước, thì các biện pháp sau đây cần được thi hành:
1.      Thay vì luật hoá điều 4 hiến pháp, người CSVN phải có đầy đủ lòng yêu nước và hùng tâm tráng chí, huỷ bỏ điều 4 hiến pháp. Sự luật hoá một điều khoản của hiến pháp sở dĩ xảy ra trong những nước văn minh và dân chủ thực sự, vì những điều khoản đó tuân theo nguyên tắc công bằng và lẽ phải. Ðiều 4 phi lý, bất công, phi dân chủ, là một sỉ nhục cho dân tôc và đất nước trên trường quốc tế, thì còn lưu luyến làm gì? Nếu không phải chỉ vì muốn độc quyền, độc tôn và trục lợi, lưu xú ngàn năm? Nếu chủ động huỷ bỏ điều 4 thì may ra toàn dân, cả Bắc lẫn Nam có thể thông cảm và xóa bỏ những sai lầm trong quá khứ. Nếu ngoan cố luật hoá điều 4, thì biện pháp này cũng chỉ có giá trị tạm thời, cũng sẽ có ngày phải huỷ bỏ vì sự tranh đấu của dân tộc. Ngày đó, toàn dân sẽ không còn khả năng tha thứ nữa.
2.      Hãy bỏ ngay mưu đồ xử dụng mô hình đại nghị, qua đảng kiểm soát đa số trong quốc hội, qua quốc hội thống trị toàn dân và xã hội, và học hỏi những xảo thuật chính trị của đảng Nhân Dân Hành Ðộng Singapore và gia đình họ Lý. Trước hết, một xã hội thiếu truyền thống dân chủ như Việt Nam cần phải có một mô hình tổng thống chế, trong đó yếu tố tam quyền phân lập rõ rệt sẽ giới hạn sự lạm quyền của kẻ hoặc đảng nắm quyền. Thứ nhì, Việt Nam là một quốc gia lớn với dân số 84 triệu và đất đai tương đối rộng rãi, phong tục đa diện, cấu trúc các địa phương và cấu trúc xã hội phức tạp. Ðừng bao giờ mơ tưởng đến việc xử dụng bất cứ xảo thuật nào, kể luôn cả các xảo thuật từ Singapore, để thống trị người Việt Nam. Tốt hơn hết, và khôn ngoan hơn hết, là người CSVN phải thành ý, chính tâm, huỷ bỏ điều 4, cùng các thanh phần chính trị và xã hội khác, viết lên một bản hiến pháp bình đẳng, chí công vô tư, xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính. Trong mô hình như thế, đảng CSVN sẽ cạnh tranh lá phiếu công bằng với tất cả mọi thanh phần khác của xã hội. Chân lý này đơn giản cho mọi kẻ thành tâm yêu nước. Nhân loại văn minh đang áp dụng và hưởng thụ thành quả của chân lý này, trừ dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của người CSVN.
3.      Hiến định hoá, hoặc luật hoá nguyên tắc bầu cử ‘”đại diện theo tỷ lệ” (proportional representations) thay vì “ngựa chạy về nhất” (first past the post). Phương pháp thứ nhất, đang áp dụng tại Úc, Tân Tây Lan, Pháp, phần lớn các quốc gia tây phương, sẽ giúp các đảng phái đạt được số ghế trong quốc hội phù hợp với tỷ lệ dân chúng ủng hộ mình. Phương pháp thứ nhì chỉ có lợi cho các đảng lớn mạnh mà thôi. Một quốc gia dân chủ đa nguyên chân chính phải thể hiện trong cơ quan quyền lực của mình, những khuynh hướng chính trị tế vi và nhạy cảm nhất, để tránh những xáo trộn do các phe nhóm thiểu số và bất mãn tạo ra.
4.      Cuối cùng, người CSVN đừng bao giờ vi phạm lỗi lầm nghiêm trọng là đánh giá thấp tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam không phải là người Trung Hoa hoặc người Singapore. Chúng ta có niềm tin và niềm hãnh diện rằng Lý Quang Diệu v à gia đình có thể thống trị dân Singapore hiền lành một thời gian nữa. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc có thể thống trị dân Trung Hoa không kém hiền lành và nhẫn nhục, một thời gian nữa. Tuy nhiên ngày tự do dân chủ thật sự sẽ đến nhanh chóng hơn trên đất nước Việt Nam, vì tinh thần bất khuất đặc thù từ ngàn năm của giống nòi Việt Nam. Dân tộc ta không hiền lành như người Trung Hoa. Dân tộc Việt Nam đã nổi giận với giặc Mông Cổ, giặc Mãn Thanh, giặc Pháp. Nhất là dân tộc ta đang nổi giận với đảng CSVN!
Ði ngược lại những điều trên thì đảng CSVN trở thành kẻ nội thù của dân tộc, trong tiến trình đấu tranh cho dân chủ cam go trước mắt. Một mặt, dân tộc Việt Nam phải cố sức vươn lên để bắt kịp các quốc gia Ðông Á trong khu vực. Một mặt, phải quyết liệt đấu tranh với một kẻ nội thù gian manh và ích kỷ. Làm hai việc cùng một lượt sẽ khó khăn, và sự phát triển kinh tế sẽ châm đi rất nhiều, trong một môi trường thế giới cạnh tranh khốc liệt. Dĩ nhiên dân chủ sẽ chiến thắng nhưng sự hận thù và đổ máu khó bề tránh khỏi.

Luật Sư Ðào Tăng Dực
Sydney 2 February 2007