Vai trò quân đội
trong một chế độ dân chủ
hiến định, pháp trị
và đa nguyên
Đào Tăng Dực
31/3/13
Trong các quốc
gia dân chủ chân chính, những quân nhân khả kính thường được xã hội tôn vinh,
trao các giải thưởng hoặc tước vị, như những gương mẫu cho các thế hệ kế thừa
noi theo. Lý do vì các quân nhân này, một đời hy sinh cho dân tộc và bảo vệ tổ
quốc. Thêm vào đó, họ đứng bên trên và bên ngoài các tranh chấp quyền lực chính
trị bình thường trong một thể chế dân chủ đa nguyên.
Câu hỏi cho
dân tộc Việt Nam, đứng trước ngưỡng cữa một cuộc chuyển mình lịch sử trong thế
kỷ 21 là: vai trò của quân đội Việt Nam là gì?
Muốn trả lời
câu hỏi nghiêm chỉnh, chúng ta phải duyệt lại lịch sử hình thành quân đội các
dân tộc trên thế giới.
Vào thủa
bình minh của nhân loại đến thời bộ lạc, chưa có quân đội theo ý nghĩa hiện đại.
Quân đội chỉ được hình thành vào thời kỳ phong kiến và quân chủ chuyên chế.
Trong giai đoạn phong kiến, quân đội là công cụ riêng của một lãnh chúa. Bước
sang chế độ quân chủ, quân đội tuy trên nguyên tắc, không phải là của riêng một
vị quân vương, nhưng trên thực tế, quân đội trung thành với một triều đại và vị
quân vương là đỉnh cao của triều đại.
Lịch sử loài
người cho thấy, nền quân chủ xa xưa chuyên quyền, cướp đi những nhân quyền căn
bản của công dân, tạo nhiều bất công xã hội. Các tư tưởng cách mạng thay nhau nổi
dậy và đưa đến sự cáo chung của phong kiến cũng như vương quyền độc đoán.
Tuy nhiên chỉ
có một nửa nhân loại thực sự có may mắn khai mở nền dân chủ chân chính. Đó là
thế giới tự do. Nửa còn lại của nhân loại thực sự thay đổi vương quyền chuyên
chế bằng một thứ triều đình khắc nghiệt và tệ hại hơn. Đó là thế giới cộng sản.
Thế giới tự
do chủ trương dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập và kinh tế thị trường. Thế
giới CS chủ trương độc đảng, toàn trị và kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, điều cần
nhấn mạnh hôm nay là hai thế giới tự do và cộng sản còn chủ trương khác nhau rõ
rệt trong tương quan đối với quân đội.
Tại Hoa Kỳ, vị tổng thống thứ 3 là Thomas Jefferson
đã từng khẳng định như sau về tương quan giữa nhà nước và quân đội:
“ Những kẻ độc tài thường sử dụng quân đội để cai
trị và cùm kẹp nhân dân. Sự hiện diện của quân đội như thế là một sự đe dọa cho
hòa bình và sự ổn định của một chế độ cộng hòa và quyền lợi quốc gia...Điều
then chốt là quân đội phải phục tùng (một chính quyền) dân sự”
Ông nói rõ thêm trong bài diễn văn nhậm chức năm
1801:
“Tính tối cao của chính quyền dân sự đối với quân
đội là một trong những nguyên tắc căn bản của nhà nước chúng ta, và từ đó trở
thành một nền móng của chính quyền”.
Chúng ta cần phải nhớ rằng vào thời điểm đó, Hoa Kỳ
là một quốc gia tân lập, vừa vượt thoát khỏi sự kiểm soát của Đế Chế Anh Quốc,
qua một cuộc chiến khốc liệt. Toàn dân Hoa Kỳ đang ước nguyện xây dựng một
chính quyền dân chủ trên căn bản tam quyền phân lập của triết gia Pháp
Montesquieu.
Hơn một thế kỷ sau, vào năm 1917, Nga Sô, dưới sự
lãnh đạo của Vladimir Illitch Lenin cũng góp phần đạp đổ đế chế Nga Hoàng
Nicholas II. Tuy nhiên Lenin chủ trương muốn đạp đổ một chế độ độc tài xây dựng
trên bạo lực như Nga Hoàng, cần phải xây dựng một bộ máy độc tài, có khả năng
sử dụng bạo lực lớn lao hơn.
Lenin cũng ý thức được nhu cầu kiểm soát quân đội,
nhưng không qua những nguyên tắc pháp trị như Thomas Jefferson, mà lại qua một
hệ thống mật vụ toàn trị. Hệ thống mật vụ này có quyền hành quyết ngay cả những
tướng lãnh cấp cao nếu xét thấp bất trung với đảng.
Từ ý niệm kiểm soát quân đội này phát xuất hệ thống
ủy viên chính trị trong các đơn vị Hồng Quân Liên Sô, Giải Phóng Quân Trung
Quốc và Quân Đội Nhân Dân CS Việt Nam. Câu nói bất hủ của Mao Trạch Đông thể
hiện quan điểm này. Đó là “Đảng phải điều khiển quân đội và không bao giờ đảng
cho phép quân đội điều khiển đảng”.
Dĩ nhiên có khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Liên Sô.
Thomas Jefferson thuộc đảng Anti-Federalist, đối
lập với đảng Federalist do Alexander Hamilton chủ trương. Tuy nhiên cả Hamilton
lẫn Jefferson đều chủ trương đa đảng và không chấp nhận quan niệm tận diệt đối
lập. Thêm vào đó, họ đều chấp nhận chủ trương quân đội phục tùng chính quyền
dân sự, do dân chúng bầu lên, bất kể chính quyền thuộc đảng phái hay cá nhân
nào.
Trong khi đó, tại Nga Sô Lenin chủ trương tiêu diệt
và tàn sát tất cả các đảng phái và nhân sĩ đối lập. Ông cũng chủ trương quân
đội do đảng lập ra và chỉ trung thành với đảng, không nhất thiết với tổ quốc.
Từ đó, quân đội các quốc gia CS trở thàng tài sản riêng của các đảng liên hệ.
Đảng, như một vương triều cổ xưa đầy quyền lực, sử dụng quân đội để đàn áp đối
lập và nhân dân, hầu bảo vệ đế chế và quyền lợi.
Đúng như lời tiên đoán của Thomas Jefferson:
“Những kẻ độc tài thường sử dụng quân đội để cai
trị và cùm kẹp nhân dân”
Từ những tư tưởng đầu tiên của Thomas Jefferson,
quân đội tại các quốc gia dân chủ luôn đứng bên ngoài các tranh chấp chính trị
đảng phái và chấp nhận vai trò cao cả là bảo vệ và trung thành với tổ quốc.
Trong khi đó, quân đội tại các quốc gia độc tài,
trong đó có độc tài CS, thì trở thành những công cụ bảo vệ cho những quan lại
tham ô đàn áp dân lành.
Với cuộc cách mạng tin học, quan niệm phi chính trị
hóa quân đội để các quân nhân trở về với nhiệm vụ cao cả là bảo vệ biên cương
và tổ quốc, đã xâm nhập mọi tầng lớp quân nhân Việt Nam.
CSVN vô cùng hoảng sợ trước diễn biến. Thiếu tướng
Bùi Phan Kỳ thuộc Viện Chiến Lược Quốc Phòng VN tuyên bố “Phi chính trị hóa thì
quân đội chỉ là một thứ rô bô vũ lực, chỉ đâu đánh đấy, không có đầu óc...” Như
thế hóa ra chỉ có quân đội CSVN, CSTQ và CS Bắc Hàn là có đầu óc, còn quân đội
các nước dân chủ văn minh đều thiếu thông minh hay sao?
Đây rõ ràng là một lập luận cưỡng từ đoạt lý của
một tập đoàn trong cơn tuyệt vọng. Các chỉ dẫn khách quan đều chứng minh ngược
lại.
Dĩ nhiên quân đội của mọi quốc gia đều phát xuất từ
nhân dân. Ý dân cũng là ý trời. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Trước
thái độ ngoan cố của đảng CS, một trách nhiệm quan trọng nữa của người quân
nhân Việt Nam chân chính, trước khi trở về với trách nhiệm trung thành với tổ
quốc, là phải sử dụng vũ khí trong tay, tiêu diệt tham ô, đạp đổ bạo quyền, góp
phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment